Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, viên chức nào không phải thi môn ngoại ngữ?
Thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có nội dung và hình thức thi như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về môn ngoại ngữ như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
...
3. Môn ngoại ngữ:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định;
c) Thời gian thi: 30 phút.
Như vậy môn thi ngoại ngữ sẽ thi bằng hình thức trắc nghiệm, bao gồm 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định với thời gian thi là 30 phút.
Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, viên chức nào không phải thi môn ngoại ngữ? (Hình từ Internet)
Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, viên chức nào không phải thi môn ngoại ngữ?
Căn cứ khoản 6 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
...
6. Miễn thi môn ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
a) Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
b) Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
c) Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;
d) Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Theo đó hiện nay có 04 trường hợp viên chức miễn thi môn ngoại ngữ khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bao gồm:
- Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
- Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;
- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về xác định người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Có số câu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng môn thi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Nghị định này, trừ trường hợp miễn thi.
2. Có tổng kết quả điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này đạt từ 50 điểm trở lên, trường hợp thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I thì phải đạt từ 100 điểm trở lên (trong đó điểm bài thi viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên) và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng kết quả điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau ở chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp cuối cùng thì việc xác định người trúng tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: Viên chức là nữ; viên chức là người dân tộc thiểu số; viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh); viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
4. Không bảo lưu kết quả cho các kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau.
Theo đó việc xác định người trúng tuyển trong ký thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo quy định trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?