Bác sĩ chuyên khoa 1 2 3 là gì?
Bác sĩ chuyên khoa 1 2 3 là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT quy định:
Danh hiệu tốt nghiệp chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế là Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Bác sỹ nội trú bệnh viện.
Theo đó, Bác sĩ chuyên khoa 1 là danh hiệu áp dụng với bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.
Tại Việt Nam, quá trình để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 là phải trải qua thời gian học tại các trường đại học chuyên ngành liên quan đến y khoa. Sau khi tốt nghiệp, những bác sĩ này phải học thêm để được cấp chứng chỉ hành nghề và học chuyên sâu để được cấp văn bằng đào tạo chuyên sâu hơn trong một lĩnh vực cụ thể.
Bác sĩ chuyên khoa 1 có thể chữa các bệnh liên quan đến lĩnh vực mà họ đã học, ví dụ như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa, da liễu, thần kinh...
Bác sĩ chuyên khoa 1 có mức lương cao hơn bác sĩ đa khoa hay bác sĩ nội trú do có trình độ chuyên môn cao hơn và có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế lớn.
Ngoài ra, tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT năm 2003 cũng quy định Bác sĩ chuyên khoa 2 cũng là danh hiệu áp dụng với bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.
Sau khi tốt nghiệp trình độ sau đại học trong lĩnh vực y tế, họ tiếp tục học chuyên sâu trong lĩnh vực cụ thể mà họ muốn chuyên nghiệp hóa. Đây có thể là nội khoa, ngoại khoa, phẫu thuật, tim mạch, hoặc các chuyên ngành y khoa khác. Cử nhân tốt nghiệp đại học học chương trình đào tạo chuyên khoa và sẽ được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa cấp 2 tương đương với chuyên ngành đào tạo, phương thức đào tạo và xếp loại kết quả học tập của người được cấp bằng.
Để được công nhận là Bác sĩ chuyên khoa 2, cần phải vượt qua các kỳ kiểm tra, bảo vệ luận án hoặc các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chuyên môn theo quy định của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam chỉ đào tạo bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa 1 và Bác sĩ chuyên khoa 2. Vậy nên sẽ không có bác sĩ chuyên khoa 3 như nhiều người vẫn nghĩ.
Bác sĩ chuyên khoa 1 2 3 là gì? (Hình từ Internet)
Mức lương của bác sĩ hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ, các chức danh nghề nghiệp được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể:
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng 1), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng 1) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng I2), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng 2) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng 3), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng 3) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức lương của bác sĩ là viên chức hiện nay là:
- Bác sĩ cao cấp: 11.160.000 đồng/ tháng - 14.400.000 đồng/tháng
- Bác sĩ chính: 7.920.000 đồng/tháng - 12.204.000 đồng/tháng
- Bác sĩ: 4.212.000 đồng/tháng - 8.964.000 đồng/tháng
Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương bác sĩ sẽ thực hiện theo thoả thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.
Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Như vậy, mức lương của bác sĩ là người lao động hiện nay sẽ tùy theo khu vực và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Viên chức bác sĩ phải đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
1. Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tôn trọng quyền của người bệnh.
6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Như vậy, viên chức bác sĩ phải đáp ứng theo 06 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được quy định như trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?