Thay thế mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu để tính mức hưởng các chế độ BHXH theo Luật BHXH 2024 khi nào?
- Mức tham chiếu để tính mức hưởng một số chế độ BHXH theo Luật BHXH 2024 do ai quyết định?
- Một số chế độ bảo hiểm xã hội từ theo Luật BHXH 2024 sẽ tính hưởng dựa trên mức tham chiếu bao gồm những chế độ nào?
- Thay thế mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu để tính mức hưởng các chế độ BHXH theo Luật BHXH 2024 khi nào?
- Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025 bao gồm những chế độ nào?
Mức tham chiếu để tính mức hưởng một số chế độ BHXH theo Luật BHXH 2024 do ai quyết định?
Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
2. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, mức tham chiếu để tính mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật BHXH 2024 do Chính phủ quyết định.
Thay thế mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu để tính mức hưởng các chế độ BHXH theo Luật BHXH 2024 khi nào? (Hình từ Internet)
Một số chế độ bảo hiểm xã hội từ theo Luật BHXH 2024 sẽ tính hưởng dựa trên mức tham chiếu bao gồm những chế độ nào?
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức tham chiếu thay cho mức lương cơ sở dùng để tính hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025, bao gồm:
(1) Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau bằng 30% mức tham chiếu (khoản 3 Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).
(2) Mức trợ cấp một lần cho mỗi con quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng 02 lần mức tham chiếu tại tháng lao động nữ sinh con, nhận con do nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi.
(3) Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu (khoản 3 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)
(4) Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức tham chiếu tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chết.
(5) Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức tham chiếu; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức tham chiếu (Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).
(6) Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức tham chiếu tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chết.
Và còn một số chế độ khác.
Thay thế mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu để tính mức hưởng các chế độ BHXH theo Luật BHXH 2024 khi nào?
Căn cứ theo Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 84/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Bộ luật số 45/2019/QH14 (sau đây gọi chung là Luật số 58/2014/QH13) và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, thay thế mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu để tính mức hưởng các chế độ BHXH theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, tức là từ ngày 1/7/2025.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Quy định chuyển tiếp
...
13. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
...
Từ 1/7/2025 nếu mức lương cơ sở chưa bãi bỏ thì mức tham chiếu để tính mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025 bao gồm những chế độ nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo quy định, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025 theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?