Thay đổi tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2025 như thế nào? BHXH bắt buộc có những chế độ nào?
Thay đổi tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2025 như thế nào?
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 gồm 11 Chương, 141 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 thay thế Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(1) Thay đổi tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc
Tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc như sau:
- 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ÔĐ-TS;
- 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ HT-TT.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng BHXH là 25,5% hoặc 25,3%, trong đó:
- Người lao động đóng 8% (8% quỹ HT-TT; 0% quỹ ÔĐ-TS; 0% quỹ TNLĐ-BNN)
- Người sử dụng lao động đóng 17,5% (14% quỹ HT-TT; 3% quỹ ÔĐ-TS; 0,5% hoặc 0,3% quỹ TNLĐ-BNN)
Như vậy, có thể thấy, cơ bản tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc không thay đổi, vẫn là 22% quỹ hưu trí và tử tuất; 3% quỹ ốm đau và thai sản.
Cái thay đổi ở đây là mức đóng BHXH bắt buộc do căn cứ tiền lương đóng BHXH đã được thay đổi.
Từ 1/7/2025, tất cả các mức đóng BHXH bắt buộc đều được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Hiện nay, theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có 02 đối tượng đóng BHXH bắt buộc dựa trên mức lương cơ sở, gồm:
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH nhưng đã hưởng BHXH một lần, gồm:
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
++ Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;
++ Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
++ Hợp đồng cá nhân.
Tải Bảng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước 1/7/2025: Tại đây
Tải Bảng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025: Tại đây
Đồng thời, tại điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng cho phép NLĐ được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Tuy nhiên, chỉ có 04 đối tượng được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, gồm:
- NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;
- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 không hưởng tiền lương.
Như vậy, do có sự thay đổi về căn cứ tiền lương đóng nên mức đóng BHXH bắt buộc của NLĐ có thể bị thay đổi, còn tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc vẫn không thay đổi.
Chi tiết về tỷ lệ đóng BHXH riêng của NLĐ và NSDLĐ do chưa có thông tin về văn bản thay thế nên hiện tại vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và tiếp tục sử dụng Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
(2) Thay đổi tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện
Tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện là 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ HT-TT.
Hiện tại, theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện là 22% thu nhập thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ HT-TT.
Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không đổi, vẫn giữ nguyên mức 22%. Tuy nhiên mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn được thay thế bằng mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện, đồng thời cũng loại bỏ mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất và cao nhất.
Thay đổi tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2025 như thế nào? BHXH bắt buộc có những chế độ nào?
BHXH bắt buộc có những chế độ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, BHXH bắt buộc có 05 chế độ sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
BHXH tự nguyện có những chế độ nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, BHXH tự nguyện có 04 chế độ sau:
- Trợ cấp thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động.
So với Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã bổ sung Trợ cấp thai sản và Bảo hiểm tai nạn lao động vào chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?