Thất tịch là ngày gì? Người lao động có đi làm vào lễ Thất tịch 2024 không?
Thất tịch là ngày gì?
Thất Tịch được coi là ngày lễ tình yêu của phương Đông diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, lễ Thất Tịch còn được gọi là Tết Ngâu hay ngày Ông Ngâu Bà Ngâu. Ngày này gắn liền với câu chuyện tình yêu cảm động giữa Ngưu Lang và Chức Nữ.
Vào ngày Thất tịch mọi người thường đi chùa cầu duyên và ăn chè đậu đỏ với hy vọng tình yêu sẽ bền vững.
Lễ Thất tịch 2024 diễn ra vào ngày 10/8 dương lịch (Thứ 7).
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Thất tịch là ngày gì? Người lao động có đi làm vào lễ Thất tịch 2024 không? (Hình từ internet)
Người lao động có đi làm vào lễ Thất tịch 2024 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, lễ Thất tịch không phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động.
Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, người lao động vẫn phải đi làm vào lễ Thất tịch 2024 (Thứ 7) nếu thứ 7 không phải là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động.
Trường hợp thứ 7 là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động không phải đi làm.
(Ngày nghỉ hằng tuần của người lao động sẽ căn cứ vào nội quy công ty).
Trong trường hợp người lao động sử dụng ngày nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 hoặc nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể nghỉ làm và thông báo cho NSDLĐ.
Người lao động ngừng việc thì được trả lương như thế nào?
Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, người lao động ngừng việc thì được trả lương như sau:
- Người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động nếu do lỗi của người sử dụng lao động.
- Người lao động không được trả lương nếu do lỗi của mình; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Tiền lương do NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế. Cụ thể:
+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu trong trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống;
+ Bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu trong trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?