Thân nhân người lao động tham gia BHXH bắt buộc chết có thể nhận trợ cấp tuất một lần khi nào?
Thân nhân người lao động bao gồm những ai?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về thân nhân người tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Con đẻ, con nuôi;
- Vợ hoặc chồng;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội
- Thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Thân nhân người lao động tham gia BHXH bắt buộc chết có thể nhận trợ cấp tuất một lần khi nào? (Hình từ Internet)
Thân nhân người lao động tham gia BHXH bắt buộc chết có thể nhận trợ cấp tuất một lần khi nào?
Theo quy định tại Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần như sau:
Thân nhân người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết hoặc người bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động chết không thuộc các trường hợp sau:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
- Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp trên nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần
Trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân người lao động tham gia BHXH bắt buộc hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 27 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Thân nhân của người lao động đang tham gia BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH
Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính như sau:
+ Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014;
+ Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi;
+ Mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.
Ví dụ: Ông T bị ốm chết, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2005 đến 3/2017. Ông T có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng.
- Ông T có 8 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn trước ngày 01/01/2014; có 3 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông T được tính như sau (08 năm đóng trước năm 2014 và 3 năm 6 tháng đóng từ năm 2014 trở đi):
((8 x 1,5) + (3,5 x 2)) x 5.000.000 đồng = 95.000.000 đồng.
Thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết
Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu:
+ Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;
+ Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Thân nhân người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
+ Nếu chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì trợ cấp tuất một lần được giải quyết như đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
+ Nếu đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.
Thân nhân người lao động đã nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng
- Có mức suy giảm khả năng lao động dưới 61%; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg , Quyết định số 613/QĐ-TTg khi chết thì:
+ Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.
- Có mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng khi chết mà không có thân nhân hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
+ Trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?