Thẩm tra viên dự thi nâng ngạch sẽ được thông báo thông tin về kỳ thi trước ngày thi bao lâu?
Thẩm tra viên dự thi nâng ngạch sẽ được thông báo thông tin về kỳ thi trước ngày thi bao lâu?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Công tác chuẩn bị kỳ thi
1. Trước ngày thi ít nhất 15 ngày, Hội đồng thi gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn thi (nếu có) và địa điểm tổ chức thi cho các thí sinh có đủ điều kiện dự thi.
2. Trước ngày thi 01 ngày, Hội đồng thi niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy thi, hình thức thi, thời gian thi đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức thi.
3. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Trưởng ban thư ký Hội đồng thi phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau:
a) Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức thi, gồm: danh sách thí sinh để gọi vào phòng thi; danh sách để thí sinh ký nộp bài thi; mẫu biên bản bàn giao, nhận đề thi, mẫu biên bản mở đề thi, mẫu biên bản xử lý vi phạm nội quy thi; mẫu biên bản bàn giao bài thi và mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của thí sinh vi phạm quy chế thi;
b) Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi, Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi, bộ phận phục vụ kỳ thi. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban coi thi và Trưởng ban giám sát kỳ thi thì in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác và giám sát viên chỉ in chức danh.
Theo đó, Thẩm tra viên dự thi trong kỳ thi nâng ngạch sẽ được thông báo cụ thể thời gian và địa điểm tổ chức thi trước ngày thi ít nhất 15 ngày.
Thẩm tra viên dự thi nâng ngạch sẽ được thông báo thông tin về kỳ thi trước ngày thi bao lâu? (Hình từ Internet)
Ai là người thực hiện việc triệu tập Thẩm tra viên dự thi nâng ngạch?
Căn cứ theo Điều 20 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Triệu tập người dự thi nâng ngạch
Căn cứ danh sách người dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Giám đốc Học viện Tòa án thực hiện các công việc sau:
1. Triệu tập người dự thi nâng ngạch;
2. Tổ chức ôn tập cho người dự thi nâng ngạch;
3. Chuẩn bị các điều kiện về chỗ ăn, nghỉ và các điều kiện khác cho người dự thi nâng ngạch;
4. Phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ tổ chức thi nâng ngạch theo quy định.
Theo đó, Giám đốc Học viện Tòa án là người thực hiện việc triệu tập Thẩm tra viên dự thi kỳ thi nâng ngạch.
Thời gian làm bài thi nâng ngạch Thẩm tra viên là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 21 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Các môn thi, hình thức và thời gian thi
1. Các môn thi và hình thức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án gồm:
a) Môn thi viết (kiến thức chung), gồm một số nội dung cơ bản:
- Vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong hệ thống chính trị;
- Chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh của ngạch công chức;
- Trình bày một văn bản (tờ trình, đề xuất, báo cáo...) về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
b) Môn thi trắc nghiệm, gồm: kỹ năng, tình huống nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
2. Các nội dung thi nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự được thiết kế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự theo quy định.
3. Thời gian làm bài thi:
a) Thi viết: có thời gian làm bài từ 150 phút đến không quá 180 phút.
b) Thi trắc nghiệm: có thời gian làm bài không quá 60 phút.
Theo đó, thời gian làm bài thi nâng ngạch Thẩm tra viên được quy định như sau:
- Thi viết: thời gian làm bài từ 150 phút đến không quá 180 phút.
- Thi trắc nghiệm: thời gian làm bài không quá 60 phút.
Kết quả thi nâng ngạch Thẩm tra viên có được bảo lưu không?
Căn cứ theo Điều 22 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch
1. Công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 5 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 10;
c) Khi đạt đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị;
d) Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng thì Hội đồng thi lập riêng danh sách số người này, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng.
2. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án không trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch theo quy định tại Khoản 1 Điều này không được bảo lưu kết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
Theo đó, Thẩm tra viên không trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch không được bảo lưu kết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?