Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động được mở rộng hơn so với trước đây?
Giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 180 Bộ luật Lao động 2019, giải quyết tranh chấp lao động phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động được mở rộng hơn so với trước đây? (Hình ảnh từ Internet)
Cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 181 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động, cụ thể bao gồm các trách nhiệm sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.
- Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, chuyển đến Hội đồng trọng tài trong trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc hướng dẫn gửi đến Tòa án để giải quyết.
Mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động?
Thứ nhất, hiện nay căn cứ Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, cụ thể như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Theo đó, Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án nhân dân là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Đối chiếu với quy định cũ, tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, cụ thể như sau:
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân.
Căn cứ Điều 165 Bộ luật Lao động 1994 (được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Bộ luật Lao động sửa đổi 2006) quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;
2. Toà án nhân dân.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021, lần đầu tiên Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Thứ hai, căn cứ Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, cụ thể:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động;
c) Tòa án nhân dân.
...
Theo đó, Hội đồng trọng tài lao động được bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thay thế cho thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định trước đây (Điều 203 Bộ luật Lao động 2012, Điều 168 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Bộ luật Lao động sửa đổi 2006).
Có thể thấy kể từ ngày 01/01/2021, việc quy định thêm chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền là Hội đồng trọng tài lao động sẽ mang lại sự linh hoạt hơn trong việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động. Từ đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?