Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn bao lâu?

Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có được quyết định mở thủ tục phá sản không? Phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn bao lâu?

Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có được quyết định mở thủ tục phá sản không?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Phá sản 2014 quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.
2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.
6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.
7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.
10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản được quyết định mở thủ tục phá sản.

Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn bao lâu?

Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn bao lâu?

Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 42 Luật Phá sản 2014 quy định:

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
...

Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn.

Như vậy, Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Quyết định mở thủ tục phá sản phải có nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 42 Luật Phá sản 2014 quy định:

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
...
4. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
5. Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giải quyết.
6. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.

Theo đó, quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm;

- Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;

- Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;

- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

- Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.

Quyết định mở thủ tục phá sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Thẩm phán có được ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quyết định mở thủ tục phá sản
238 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyết định mở thủ tục phá sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyết định mở thủ tục phá sản

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tất tần tật các văn bản hướng dẫn về Phá sản năm 2024 Tất tần tật văn bản hướng dẫn thành lập, hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào