Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh chính thức có từ bao giờ? Mức lương tối thiểu vùng của Tp Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh chính thức có từ bao giờ?
Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức của thành phố từ 02/7/1976, tuy nhiên thế hệ sinh sau năm 1975 hẳn sẽ có sự ngạc nhiên thú vị khi biết thành phố Sài Gòn - Gia Định đã được gọi là thành phố Hồ Chí Minh từ trước đó rất lâu. Thậm chí, nhiều người thuộc thế hệ trước cũng nói rằng cái tên Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào đầu họ từ lúc nào mà họ không còn nhớ nữa.
Thời điểm chiến thắng lịch sử 30/4/1975, bài tường thuật đầu tiên tại Dinh Độc lập của phóng viên Việt Nam Thông tấn xã Trần Mai Hạnh được đăng trên Bản tin Đấu tranh thống nhất của Việt Nam Thông tấn xã và được đọc trang trọng trong bản tin thời sự đặc biệt trưa 01/5/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam có tựa đề “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng”.
Trong dòng chảy của sự kiện lịch sử này, ngày 01/5/1975 các tờ báo khác như Báo Nhân dân, Hà Nội Mới… cũng đã sử dụng tên gọi “Thành phố Hồ Chí Minh” trong các bài tường thuật.
Như vậy, tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh đã được sử dụng thường xuyên sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam và trước ngày được Quốc hội thông qua.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh chính thức có từ bao giờ? Mức lương tối thiểu vùng của Tp Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng của Tp Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Ngoài ra tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định:
Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1 là:
- Đối với mức lương tối thiểu tháng : 4.960.000 đồng/tháng
- Đối với mức lương tối thiểu giờ: 23.800 đồng/giờ.
Huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2 là:
- Đối với mức lương tối thiểu tháng : 4.410.000 đồng/tháng
- Đối với mức lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng với những người lao động nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?