Tạm giữ là gì? Quân nhân chuyên nghiệp bị tạm giữ thì được sử dụng cấp hiệu không?
Tạm giữ là gì?
Theo Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Tạm giữ
1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Theo đó tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Tạm giữ là gì? Quân nhân chuyên nghiệp bị tạm giữ thì được sử dụng cấp hiệu không? (Hình từ Internet)
Quân nhân chuyên nghiệp bị tạm giữ thì được sử dụng cấp hiệu không?
Theo khoản 2 Điều 49 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Xử lý vi phạm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Quân nhân chuyên nghiệp khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì không được sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu; nếu bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó nếu quân nhân chuyên nghiệp bị tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì không được sử dụng cấp hiệu.
Theo đó quân nhân chuyên nghiệp vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra nếu quân nhân chuyên nghiệp gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp có dạng ra sao?
Theo Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp
1. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:
a) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;
d) Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;
đ) Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;
e) Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;
g) Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.
2. Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:
a) Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
...
Theo đó cấp bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là Thượng tá.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp như sau:
- Về hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
- Nền của cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.
Trên nền cấp hiệu có 01 đường mầu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.
- Đường viền của cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
- Trên nền cấp hiệu có gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:
+ Đối với Thiếu úy, Thiếu tá : 01 sao;
+ Nếu là Trung úy, Trung tá : 02 sao;
+ Cấp bậc Thượng úy, Thượng tá : 03 sao;
+ Còn đối với Đại úy: 04 sao.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?