Vi phạm hành chính là gì? Công chức hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Vi phạm hành chính là vi phạm gì? Đang thi hành công vụ thì công chức hải quan có quyền phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Vi phạm hành chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...

Theo đó vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính là gì? Công chức hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Vi phạm hành chính là gì? Công chức hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Công chức hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Theo Điều 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định:

Thẩm quyền của Hải quan
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của Hải quan được quy định như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục, Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này;
...

Theo đó trường hợp công chức hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt hành chính tối đa 500.000 đồng.

Công chức hải quan có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Theo Điều 19 Luật Hải quan 2014 quy định thì công chức hải quan có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Công chức hải quan phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Hướng dẫn cho người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.

- Thực hiện công việc kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Lấy mẫu hàng hóa khi có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.

- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.

- Đưa ra yêu cầu với người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.

- Ngoài ra công chức hải quan còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mã hoá dữ liệu là gì, ví dụ về mã hóa dữ liệu trên máy tính? Không phúc khảo khi thi nâng ngạch công chức trên máy tính đúng không?
Lao động tiền lương
Sự kiện bất khả kháng là gì? Ví dụ cụ thể? Chứng minh được sự kiện bất khả kháng thì không tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Vi phạm hành chính là gì? Công chức hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Bình đẳng giới là gì, ví dụ về bình đẳng giới? Chính sách của Nhà nước về lao động cần bảo đảm về bình đẳng giới đúng không?
Lao động tiền lương
Chuyển đổi số là gì? Ví dụ về chuyển đổi số ở Việt Nam? Công việc của viên chức chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại hạng 2 ra sao?
Lao động tiền lương
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Lương chuyên viên công chức hành chính bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tình thế cấp thiết là gì? Ví dụ cụ thể? Viên chức vi phạm hành chính khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ không?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Ví dụ cụ thể? Quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp theo nguyên tắc tập trung dân chủ đúng không?
Lao động tiền lương
Tham nhũng là gì? Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn bao gồm hành vi gì?
Lao động tiền lương
Ký quỹ là gì? Thanh lý hợp đồng lao động xuất khẩu thì người lao động có được nhận phần lãi tiền ký quỹ không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
336 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào