Tải và hướng dẫn điền mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 của thành phố Hà Nội?
Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 của thành phố Hà Nội là khi nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo sử dụng lao động
Việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này
3. Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 6 và hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không thể báo cáo tình hình sử dụng lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, thời hạn nộp Báo cáo tình hình thay đổi lao động của thành phố Hà Nội là 06 tháng đầu năm (trước ngày 05/6/2024) và 06 tháng cuối năm (trước ngày 05/12/2024).
Tải và hướng dẫn điền mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 của thành phố Hà Nội? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 của thành phố Hà Nội như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP cung cấp mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (Mẫu số 01/PLI) như sau:
Một phần Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động
Tải Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động: Tại đây
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 của thành phố Hà Nội viết như thế nào?
Phần 1. Thông tin chung về doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
Doanh nghiệp cần điền chính xác thông tin về:
+ Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
+ Địa chỉ; điện thoại, fax, email, website;
+ Mã số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Lĩnh vực hoạt động, ngành, nghề kinh doanh chính.
Phần 2. Thông tin tình hình sử dụng lao động của đơn vị
Mục (1) Ghi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Mục (2) Vị trí việc làm phân loại theo:
Cột (8) Nhà quản lý: bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp và trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương tới cấp xã;
Ví dụ: Tổng giám đốc/Giám đốc
Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: bao gồm những lao động có bằng đại học trở lên trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục,…
Cột (10) Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: bao gồm những lao động có bằng cao đẳng, trung cấp về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe,…
Cột Khác: bao gồm những lao động không thuộc các vị trí được phân loại trên và lao động có bằng nghề trong một lĩnh vực cụ thể.
Tùy vào vị trí làm việc của mỗi lao động mà doanh nghiệp đánh dấu X vào ô tương ứng.
Mục Phụ cấp điền theo các thỏa thuận trong Hợp đồng lao động mà người lao động ký với người sử dụng lao động, nếu hợp đồng không thỏa thuận các mục tương ứng thì bỏ trống.
- Sau khi đã điền hoàn tất mẫu, đại diện doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu theo quy định.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?