Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực thì bị xử phạt như thế nào?
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
...
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Đăng ký nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
...
Theo đó, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì người sử dụng lao động mới phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động thì người sử dụng lao động không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiệu lực của nội quy lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 121 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hiệu lực của nội quy lao động như sau:
Hiệu lực của nội quy lao động
Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.
Như vậy, Điều 121 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký.
Trước đó Điều 122 Bộ luật Lao động 2012 (có hiệu lực từ 01/02/2013 đến 01/01/2021) quy định như sau:
Hiệu lực của nội quy lao động
Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Bộ luật này.
Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 đã bỏ quy định trừ trường hợp tại khoản 3 Điều 120 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trường hợp nội quy lao động có quy định trái với pháp luật phải sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
Có thể thấy, quy định như vậy không làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp của nội quy lao động do việc rà soát nội dung của nội quy lao động, thông báo, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký (khoản 3 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019).
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 cũng chính thức ghi nhận, hiệu lực nội quy lao động bằng văn bản của doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động sẽ do người sử dụng lao động tự quyết định trong nội quy. Nội dung này chưa được quy định tại Bộ luật Lao động 2012 mà chỉ được nêu tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ 01/01/2016 đến 01/01/2021).
Người sử dụng lao động sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như sau:
Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;
d) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;
e) Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
g) Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
...
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực thì bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp cụ thể số tiền lương cơ bản được trình Trung ương xem xét vào thời gian nào?
- Chính thức 05 bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 theo Nghị quyết mới ra sao?
- Chốt mức lương hưu 2025 cho các đối tượng nghỉ hưu sẽ không tăng lên mức mới mà vẫn áp dụng mức tăng theo Nghị định 75, cụ thể ra sao?
- Thống nhất bảng lương giáo viên theo mức lương cơ sở mới chính thức thay đổi sau năm 2026 khi áp dụng bảng lương theo lương cơ bản được tính như thế nào?