Số ngày nghỉ do bị nhiễm Covid 19 có phải tính vào ngày nghỉ phép năm?
Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch Covid 19?
Ngày 12/4/2023, Bộ Y tế đã có Công văn 2116/BYT-DP năm 2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid 19.
Theo đó, tình hình dịch bệnh COVID 19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Số ca mắc mới, số ca nhập viện đều có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID 19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.
Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá dịch COVID 19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng vi rút, các biến thể mới trong tương lai. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng, số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chồng dịch.
Tải nội dung Công văn 2116/BYT-DP năm 2023 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành: Tại đây
Số ngày nghỉ do bị nhiễm Covid-19 của người lao động có phải tính vào ngày nghỉ phép năm không? (Hình từ Internet)
Số ngày nghỉ do bị nhiễm Covid 19 của NLĐ có phải tính vào ngày nghỉ phép năm?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo đó người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Như vậy tùy theo từng doanh nghiệp sẽ có hoặc không số ngày nghỉ khác nhau cho mỗi lao động khi nhiễm bệnh.
Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc tính số ngày nghỉ do bị Covid 19 vào ngày nghỉ phép năm để được hưởng nguyên lương. Lúc này người lao động có thể nghỉ phép tối đa từ 12 đến 16 ngày tùy vào đối tượng làm việc theo quy định trên.
NLĐ bị nhiễm Covid 19 có được hưởng chế độ ốm đau không?
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau, cụ thể như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó người mắc Covid 19 phải nghỉ việc, được hưởng chế độ ốm đau nếu có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động đủ điều kiện tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Được hưởng 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
+ Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ Được hưởng 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Được hưởng 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?