Số lượng người tham gia thương lượng tập thể tại doanh nghiệp ở mỗi bên là bao nhiêu?

Số lượng người tham gia thương lượng tập thể tại doanh nghiệp ở mỗi bên là bao nhiêu?

Số lượng người tham gia thương lượng tập thể tại doanh nghiệp ở mỗi bên là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 69 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp
1. Số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận.
2. Thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do bên đó quyết định.
Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện có quyền yêu cầu thương lượng quyết định số lượng đại diện của mỗi tổ chức tham gia thương lượng.
Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Bộ luật này thì số lượng đại diện của mỗi tổ chức do các tổ chức đó thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì từng tổ chức xác định số lượng đại diện tham gia tương ứng theo số lượng thành viên của tổ chức mình trên tổng số thành viên của các tổ chức.
3. Mỗi bên thương lượng tập thể có quyền mời tổ chức đại diện cấp trên của mình cử người tham gia là đại diện thương lượng và bên kia không được từ chối. Đại diện thương lượng tập thể của mỗi bên không được vượt quá số lượng quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được bên kia đồng ý.

Theo đó, số lượng người tham gia thương lượng tập thể tại doanh nghiệp của mỗi bên do các bên thỏa thuận.

Số lượng người tham gia thương lượng tập thể tại doanh nghiệp ở mỗi bên là bao nhiêu?

Số lượng người tham gia thương lượng tập thể tại doanh nghiệp ở mỗi bên là bao nhiêu?

Các bên thỏa thuận về thời gian bắt đầu thương lượng tập thể tại doanh nghiệp trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ tại Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp
1. Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
2. Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật này.
3. Trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện người lao động thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
5. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.

Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận phải thỏa thuận về thời gian bắt đầu thương lượng.

Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.

Có thể chọn những nội dung gì để thương lượng tập thể?

Căn cứ tại Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nội dung thương lượng tập thể
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Theo đó, các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung dưới đây để tiến hành thương lượng tập thể:

- Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác.

- Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca.

- Bảo đảm việc làm đối với người lao động.

- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động.

- Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động.

- Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.

- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Đi đến trang Tìm kiếm - Thương lượng tập thể
786 lượt xem
Thương lượng tập thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thương lượng tập thể được thực hiện trên nguyên tắc nào? Có được thương lượng tập thể về việc thực hiện nội quy lao động không?
Lao động tiền lương
Các bên trong thương lượng tập thể là ai?
Lao động tiền lương
Những lưu ý khi thương lượng tập thể trong doanh nghiệp?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào thương lượng tập thể kéo dài hơn 90 ngày?
Lao động tiền lương
Công ty được quyền từ chối yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
Lao động tiền lương
Nhận được yêu cầu thương lượng tập thể thì người sử dụng lao động có được phép từ chối không?
Lao động tiền lương
Nội dung thương lượng tập thể có bị giới hạn hay không? Công ty từ chối thương lượng tập thể bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Tải mẫu biên bản thương lượng tập thể mới nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Công ty có được thương lượng tập thể về giải quyết tranh chấp lao động và tiền lương cùng lúc không?
Lao động tiền lương
Thương lượng tập thể về giải quyết tranh chấp lao động có được không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào