Sơ kết Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương vào 2026 trình Trung ương xem xét, quyết định ra sao?
Sơ kết Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương vào 2026 trình Trung ương xem xét, quyết định ra sao?
Theo Kế hoạch thực hiện Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Nghị quyết 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét, quyết định, thời gian hoàn thành trong năm 2026.
Tại Bảng phân công nhiệm vụ tại Mục 3 Kế hoạch kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 quy định:
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(Cụ thể hóa Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình | Thời gian hoàn thành | Ghi chú |
I. BỘ NỘI VỤ | ||||||
1 | Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan có liên quan | Chính phủ | 30/6/2024 | Đã ban hành (Nghị định 73/2024/NĐ-CP) |
2 | Xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan có liên quan | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | Tháng 7/2024 | Đã ban hành (Thông tư 07/2024/TT-BNV) |
3 | Xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan có liên quan | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | Tháng 7/2024 | Đã ban hành (Thông tư 08/2024/TT-BNV) |
4 | Phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét, quyết định | Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, cơ quan liên quan | Năm 2026 | ||
5 | Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện hệ thống danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan liên quan | Năm 2025 | ||
6 | Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương; sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng theo kết quả thực thi nhiệm vụ | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan liên quan | Năm 2024 và các năm sau | ||
7 | Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và vấn đề phát sinh để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trong quá trình thực hiện các nội dung cải cách chính sách tiền lương | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan liên quan | Năm 2024 và các năm sau | ||
8 | Xây dựng Báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo quy định tại điểm đ Mục 6.2 Nghị quyết 142/2024/QH15 | Bộ Nội vụ | Các bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, các Bộ ngành có liên quan | Chính phủ | Tháng 4 năm 2025 |
Như vậy, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ban Kinh tế Trung cùng các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét, quyết định trong năm 2026.
Sơ kết Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương vào 2026 trình Trung ương xem xét, quyết định ra sao? (Hình từ Internet)
Nghị quyết 27 xây dựng 5 bảng lương mới nào?
Căn cứ điểm b tiểu mục 3.1 Mục 3 Chương II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng,
...
Theo đó, cải cách tiền lương từ 1/7/2024 sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) bao gồm lương cơ bản và phụ cấp, cụ thể:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Bên cạnh đó, còn bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ xây dựng 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bằng số tiền cụ thể thay thế bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, cụ thể gồm 05 bảng lương mới sau đây:
- 02 bảng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, trong đó:
+ 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
+ 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- 03 bảng lương mới cho lực lượng vũ trang:
+ 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
+ 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
+ 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Tại sao phải cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã chỉ ra nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương như sau:
- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Từ những hạn chế và bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
- Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.
- Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương.
- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.
- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.
- Không giảm tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo lương cơ sở khi áp dụng toàn bộ bảng lương mới phải không?
- Thống nhất lương quân đội, công an khi không còn giữ lương cơ sở từ sau năm 2026 sẽ được đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng đúng không?
- Chốt mức tăng lương hưu từ 1/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực áp dụng cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định đúng không?
- Không tăng lương hưu từ 01/7/2025 theo luật mới nhất trong trường hợp nào?
- Đã chốt mốc thời gian chính thức về việc tăng lương hưu cho đối tượng có mức lương hưu thấp chưa?