Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên có được tính cộng dồn không?
Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên có được tính cộng dồn không?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 150/2012/TT-BTC có cụm từ bị thay thế bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BTC quy định:
Thời gian cập nhật kiến thức
1. Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức về pháp luật kế toán, kiểm toán của Việt Nam và 04 giờ cập nhật kiến thức về đạo đức nghề nghiệp.
2. Kiểm toán viên không hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 24 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký phải có tối thiểu 80 giờ cập nhật kiến thức trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có tối thiểu 40 giờ cập nhật kiến thức về pháp luật kế toán, kiểm toán của Việt Nam và 08 giờ cập nhật kiến thức về đạo đức nghề nghiệp.
3. Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên được tính cộng dồn, từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.
Theo đó, số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên được tính cộng dồn, từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.
Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên có được tính cộng dồn không? (Hình từ Internet)
Nội dung cập nhật kiến thức của kiểm toán viên là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 150/2012/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:
Nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức
1. Về nội dung cập nhật kiến thức:
a) Các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế và pháp luật về kinh tế có liên quan của Việt Nam;
b) Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán, kiểm toán (bao gồm cả quy trình nghiệp vụ kế toán, kiểm toán), chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế và đạo đức nghề nghiệp;
c) Các kiến thức và thông tin liên quan đến nghề nghiệp.
2. Về tài liệu cập nhật kiến thức:
a) Tài liệu cập nhật kiến thức phải chứa đựng các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tài liệu cập nhật kiến thức được trình bày dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
Theo đó, nội dung cập nhật kiến thức của kiểm toán viên là:
- Các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế và pháp luật về kinh tế có liên quan của Việt Nam;
- Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán, kiểm toán (bao gồm cả quy trình nghiệp vụ kế toán, kiểm toán), chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế và đạo đức nghề nghiệp;
- Các kiến thức và thông tin liên quan đến nghề nghiệp.
Khi nào kiểm toán viên được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định:
Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Kiểm toán viên bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này và có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Kiểm toán viên được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán khi:
a) Hợp đồng lao động ký kết giữa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm các yếu tố theo quy định của Bộ Luật lao động;
b) Thời gian làm việc quy định trong hợp đồng và thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần của kiểm toán viên bảo đảm đúng và phù hợp với thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
Ví dụ: thời gian làm việc của doanh nghiệp kiểm toán từ 08h00 - 17h00 và 06 ngày/tuần thì kiểm toán viên phải làm việc đầy đủ thời gian từ 08h00 - 17h00 hàng ngày và 06 ngày/tuần không bao gồm thời gian làm thêm, ngày nghỉ, ngày lễ.
c) Không đồng thời làm đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác trong thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này.
...
Theo đó, kiểm toán viên được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán khi:
- Hợp đồng lao động ký kết giữa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm các yếu tố theo quy định của Bộ Luật lao động;
- Thời gian làm việc quy định trong hợp đồng và thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần của kiểm toán viên bảo đảm đúng và phù hợp với thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
- Không đồng thời làm đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác trong thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?