Sinh viên mới ra trường được và mất gì khi làm việc trái ngành?

Cho tôi hỏi sinh viên mới ra trường được và mất gì khi làm việc trái ngành? Cha mẹ có được ép buộc con mình phải làm việc theo đúng ngành học? Câu hỏi của anh Vinh (Cần Thơ).

Sinh viên mới ra trường được và mất gì khi làm việc trái ngành?

Khi sinh viên mới ra trường quyết định làm việc trái ngành, họ có thể được và mất đi những điều sau đây:

(1) Lợi ích khi làm việc trái ngành

a. Thoả mãn đam mê, làm những gì mình yêu thích

Nếu đã tìm ra được đam mê nghề nghiệp của mình và quyết tâm theo đuổi nó, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn là phải chịu đựng một công việc tạm bợ. Có đam mê và nhiệt huyết, bạn cũng sẽ làm việc một cách thoải mái và hiệu quả hơn.

b. Được chinh phục những thử thách mới

Làm trái ngành đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu lại từ con số 0. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để bạn tiếp cận với những lĩnh vực khác trong xã hội. Sẽ có nhiều kiến thức bạn học được trong quá trình tìm hiểu và làm một công việc mới.

c. Khám phá và hiểu hơn về bản thân

Lựa chon một công việc trái ngành thúc đẩy bạn bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Từ đó, không chỉ xuất phát từ kỷ luật của bản thân, mà ngành nghề mới đó sẽ thực sự cần bạn xông pha để biết bản thân mình có phù hợp hay không.

(2) Hạn chế khi làm việc trái ngành

a. Bỏ phí 4 năm đại học và kiến thức hiện tại

Bước chân vào một công việc trái ngành, có thể bạn sẽ không bao giờ dùng tới các kiến thức đã học. Điều này tương đương với việc khoảng thời gian dùi mài kinh sử trên giảng đường đại học sẽ bị bỏ phí.

Một công việc trái ngành ưng ý có thể phải được đánh đổi bởi thời gian, tiền bạc, và sức lực tuổi trẻ của bạn. Tuy nhiên, điều này cũng không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn. Kiến thức hay trải nghiệm của bạn sẽ luôn có giá trị và giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh nào đó.

b. Tốn thời gian học tập kiến thức và kỹ năng mới

Thay vì ra trường và đi làm luôn, hãy xác định rằng bạn có thể sẽ mất thêm thời gian để trau dồi kiến thức chuyên môn trước khi bắt tay vào làm trái ngành.

Điều này sẽ khiến bạn có vẻ như thụt lùi so với bạn bè cùng trang lứa. Có thể bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có được một công việc trái ngành như ý muốn. Nhưng nếu đã quyết định tìm việc làm trái ngành, hãy cứ tập trung vào con đường của riêng mình.

Sinh viên mới ra trường được và mất gì khi làm việc trái ngành? Cha mẹ có được ép buộc con mình phải làm việc theo đúng ngành học?

Sinh viên mới ra trường được và mất gì khi làm việc trái ngành? Cha mẹ có được ép buộc con mình phải làm việc theo đúng ngành học? (Hình từ Internet)

Cha mẹ có được ép buộc con mình phải làm việc theo đúng ngành học?

Tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 có quy định:

Điều 35.
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
...

Theo đó, một trong những quyền cơ bản của công dân là được quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Trên tinh thần đó, khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ:

Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
...

Theo đó, người lao động có quyền tự do chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Đồng thời, tại khoản 6 Điều 9 Luật Việc làm 2013 cũng quy định:

Những hành vi bị nghiêm cấm
...
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Tại khoản 4 Điều 70 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

Quyền và nghĩa vụ của con
...
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
...

Và Điều 72 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

Nghĩa vụ và quyền giáo dục con
...
2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
...

Từ những quy định trên có thể thấy, pháp luật đề cao vấn đề bảo hộ sự tự do lựa chọn nghề nghiệp của công dân. Cha mẹ chỉ có thể góp phần định hướng chứ không được phép ép buộc hoặc thay con quyết định ngành nghề của mình.

Như vậy, nếu như bạn đã đủ 18 tuổi, bạn hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn công việc mình làm. Tất nhiên, khi đã thành niên, bạn cũng hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình.

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng làm việc trái ngành?

Hiện trạng làm việc trái ngành có thể có nhiều nguyên nhân, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

(1) Lựa chọn sai ngành học

Việc học sinh không có định hướng tương lại, không biết mình thích gì dẫn đến những lựa chọn sai lầm về ngành học và trường đại học. Vì không biết cụ thể mai sau mình sẽ làm gì, nhiều bạn tốt nghiệp cấp ba rồi chọn đại cho mình một ngành học nào đó hoặc chạy theo các ngành đang hot hiện nay mà không tìm hiểu kỹ.

Việc không có sự chuẩn bị cả về nhận thức, hiểu biết, lẫn định hướng từ người lớn càng làm cho vấn đề này diễn ra phổ biến hơn. Hậu quả là sinh viên không hứng thú với ngành học của mình. Nhiều bạn đã lên sẵn một kịch bản làm trái ngành ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

(2) Không có định hướng công việc rõ ràng

Thực tế, nhiều sinh viên ra trường mơ hồ về tương lại mình sẽ làm gì do không có định hướng cụ thể. Tình trạng này cũng có thể bắt gặp ở những bạn trẻ đang theo học chuyên ngành mình yêu thích.

Một khi không có kế hoạch thể sau khi tốt nghiệp, dù chọn đúng hay sai ngành, sinh viên cũng rất dễ làm trái ngành. Do không biết chính xác mình muốn làm gì, sinh viên dễ dàng chọn lựa những công việc có lợi ích trước mắt mà quên đi những gì mình được học trên trường.

(3) Thiếu chuyên môn, khó xin việc đúng ngành

Trong trường hợp này, nhiều người làm trái ngành đôi khi cũng chỉ là bất đắc dĩ vì chuyên môn và năng lực không đáp ứng tiêu chuẩn để làm việc đúng ngành. Nhất là những ngành nghề mang tính chất đặc thù, đòi hỏi chuyên môn cao.

Xã hội luôn phát triển, các công ty cũng áp dụng những công nghệ và cách thức mới trong vận hành. Điều này đòi hỏi sự nâng cấp và cập nhật liên tục để thích nghi. Do đó, nguyên nhân sâu xa khiến nhiều bạn trẻ điêu đứng khi tìm việc cho thiếu chuyên môn có thể đến từ hai phía: ý thức học tập của họ và chương trình giảng dạy của nhà trường.

(4) Xu hướng chạy theo ngành nghề “hot”

Tại một thời điểm nào đó, luôn có những công việc thu hút sự chú ý của người lao động bởi cơ hội rộng mở, mức lương hậu hĩnh, hay bao gồm cả “hào quang nghề nghiệp”. Những tiêu đề công việc nghe thật hấp dẫn và nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều bạn trẻ.

Bất chấp công việc đó không liên quan đến chuyên ngành của mình, nhiều bạn sinh viên mới ra trường vẫn quyết định đi theo số đông, lao vào những nghề nghiệp “hot”.

(5) Chọn theo đuổi “đam mê” thay vì phụ thuộc vào tấm bằng đại học

Như đã đề cập ở trên, khi không biết mình thích gì, các bạn trẻ thường dễ dàng chọn nhầm ngành học. Và sau khoảng thời gian, khi đã tìm ra được sơ thích, đam mê của mình, các bạn ấy sẵn sàng hy sinh tấm bằng đại học để theo đuổi nghề nghiệp mơ ước.

Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến sinh viên ra trường làm việc trái ngành nhiều. Được làm việc mình thích nhưng đồng thời cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ.

Sinh viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đề xuất sinh viên được làm thêm 24 giờ/tuần, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Sinh viên khi có cha mẹ là người lao động bị tai nạn lao động sẽ được giảm bao nhiêu tiền học phí?
Lao động tiền lương
Sinh viên mới ra trường được và mất gì khi làm việc trái ngành?
Lao động tiền lương
Người lao động là sinh viên không làm việc quá 24 giờ trong 1 tuần theo Dự thảo Luật Việc làm có đúng không?
Lao động tiền lương
03 thiệt thòi khi sinh viên làm thêm mà không ký hợp đồng lao động là gì? Mẫu hợp đồng bán thời gian cho sinh viên làm thêm là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Sinh viên đi làm thêm có cần ký hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Sinh viên nên đi làm thêm khi nào? Sinh viên đi làm thêm có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Cách tính lương thử việc cho sinh viên mới ra trường?
Lao động tiền lương
Sinh viên làm thêm có thể làm gia sư dạy kèm cho các bé tại nhà được không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sinh viên
6,328 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sinh viên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình mới nhất Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào