Sinh mổ với sinh thường có hưởng chế độ thai sản khác nhau không?
Lao động nữ sinh mổ với sinh thường có hưởng chế độ thai sản khác nhau không?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
...
Như vậy, lao động nữ sinh con là một trong các trường hợp mà người lao động được hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cũng không đề cập đến việc người lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh con bằng phương pháp sinh thường hay mổ.
Do đó, lao động nữ sinh con bằng phương pháp nào thì vẫn thuộc trường hợp được hưởng các chế độ thai sản theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với lao động nữ như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, về số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ sinh con như sau:
- Lao động nữ sinh con tự nhiên: tối đa 05 ngày
- Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật: tối đa 07 ngày.
Ngoài ra, nếu đáp ứng được các điều kiện tại Điều 31 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam có vợ sinh thường sẽ được nghỉ 05 ngày, sinh mổ thì được nghỉ hưởng 07 ngày làm việc.
Nếu sinh đôi được nghỉ hướng 10 ngày làm việc còn sinh mổ thì được hưởng 14 ngày làm việc cho chế độ thai sản.
Sinh mổ với sinh thường có hưởng chế độ thai sản khác nhau không?
Lao động nữ sinh con bằng sinh mổ sẽ được hưởng mấy tháng thai sản?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
...
Như đề cập ở trên, lao động nữ sinh con khi hưởng chế độ thai sản sẽ không phân biệt là phương pháp sinh con tự nhiên hay mổ. Do đó, lao động nữ sinh con bằng sinh mổ thì thời gian nghỉ thai sản được nghỉ là 6 tháng. Trước khi sinh không được nghỉ tối đa quá 02 tháng.
Lao động nữ sinh con thì mức hưởng chế độ thai sản bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a và điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con là 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể là:
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
+ Lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc.
+ Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng cộng dồn trước khi nghỉ việc.
+ Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con.
- Mức hưởng chế độ khi sinh con là mức trợ cấp theo tháng, trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày (theo điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?