Sau khi đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hỗ trợ các chế độ nào?
Điều kiện để bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có quy định về đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề như sau:
Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Đồng thời, căn cứ Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề, cụ thể như sau:
Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, bộ đội khi hoàn thành nhiệm vụ khi xuất ngũ được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
- Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?
Sau khi đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hỗ trợ các chế độ nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP, sau khi đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hỗ trợ các chế độ sau:
(1) Bảo hiểm xã hội một lần
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bộ đội (chiến sĩ quân đội nhân dân) phục vụ có thời hạn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ nếu có nhu cầu.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: Mỗi năm được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
(2) Trợ cấp xuất ngũ một lần
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, bộ đội sẽ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở, cụ thể:
Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở
Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng: Trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
- Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng: Trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP, trường hợp bộ đội được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho xuất ngũ trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015; được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần theo quy định này.
(3) Phụ cấp quân hàm
Bộ đội phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng
Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
(4) Trợ cấp tạo việc làm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
(5) Tiền phép năm
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép hết 10 ngày thì mỗi ngày phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày, mức hiện hành là 65.000 đồng/ngày.
(6) Các khoản hỗ trợ khác
Bộ đội xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của binh sĩ là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình như sau:
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Theo đó, thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của binh sĩ là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng nếu thuộc các trường hợp sau:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?