Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước ra sao?
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước ra sao?
- Giải pháp khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm để cải cách tiền lương ra sao?
- Quan điểm chỉ đạo về chính sách tiền lương khu vực công khi cải cách tiền lương như thế nào?
- 05 bảng lương mới của CBCCVC và LLVT không còn mức lương cơ sở sẽ là các bảng lương nào?
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước ra sao?
Theo khoản 2 Mục II Chương trình kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2024 quy định thì trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước:
- Kiên quyết triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; phấn đấu tăng cao hơn nữa tỷ lệ chi đầu tư phát triển; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (loại trừ các khoản chi lương, có tính chất tiền lương, chi cho con người, các khoản phải bố trí đủ theo cam kết quốc tế, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm và phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Trung ương) để dành nguồn giảm bội chi ngân sách nhà nước hoặc cho các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoặc bổ sung tăng chi đầu tư công.
- Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước về cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (loại trừ các khoản chi lương, có tính chất tiền lương, chi cho con người, các khoản phải bố trí đủ theo cam kết quốc tế, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm và phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Trung ương) để dành nguồn giảm bội chi ngân sách nhà nước hoặc cho các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoặc bổ sung tăng chi đầu tư công.
Xem chi tiết lộ trình cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
XEM File Excel tính thuế TNCN từ tiền công, tiền lương: Tại đây
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước ra sao? (Hình từ Internet)
Giải pháp khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm để cải cách tiền lương ra sao?
Theo khoản 3 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định giải pháp khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương:
- Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức, viên chức; chọn lọc tiếp thu kinh nghiệm tốt của quốc tế, rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về vị trí việc làm và các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức gắn với từng vị trí việc làm trong khu vực công để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị trực tiếp xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức, cấp bậc hàm sĩ quan; xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm và tinh giản biên chế theo các nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước đã được ban hành. Trên cơ sở đó, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Quan điểm chỉ đạo về chính sách tiền lương khu vực công khi cải cách tiền lương như thế nào?
Theo khoản 1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, quan điểm chỉ đạo về chính sách tiền lương khu vực công khi cải cách tiền lương như sau:
Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.
Thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
05 bảng lương mới của CBCCVC và LLVT không còn mức lương cơ sở sẽ là các bảng lương nào?
Theo điểm b khoản 3.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì bảng lương mới sẽ được xây dựng, ban hành theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
+ 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
+ 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?