Quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động khi sắp xếp lại công ty TNHH có vốn nhà nước hiện nay như thế nào?
Công ty TNHH vốn 100% nhà nước thực hiện sắp xếp lại có phải xây dựng phương án sử dụng lao động mới hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 97/2022/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại
..
2. Xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động và quy trình quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, khi công ty TNHH có vốn 100% của nhà nước khi sắp xếp lại doanh nghiệp thì phải xây dựng một phương án sử dụng lao động mới phù hợp với doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
Quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung của phương án sử dụng lao động là gì?
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động bao gồm:
Phương án sử dụng lao động
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
...
Theo đó, doanh nghiệp Nhà nước phải xây dựng phương án sử dụng lao động dựa trên các nội dung chủ yếu trên và phù hợp với doanh nghiệp mình.
Quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động khi sắp xếp lại công ty TNHH 100% vốn nhà nước hiện nay như thế nào?
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 97/2022/NĐ-CP về quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động như sau:
Bước 1:
- Rà soát, lập danh sách toàn bộ người lao động của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại, bao gồm:
+ Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động (bao gồm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp);
+ Người lao động đang phải ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019;
+ Người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định; người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Người lao động đang nghỉ việc không hưởng lương;
+ Người lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (bao gồm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp).
Bước 2:
- Rà soát cơ cấu tổ chức, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban và định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại để tiến hành phân loại toàn bộ người lao động.
- Lập danh sách người lao động, bao gồm:
+ Danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có), người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có);
+ Danh sách người lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Danh sách người lao động nghỉ hưu;
+ Danh sách người lao động dôi dư theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp
Bước 3:
- Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại chốt danh sách lao động
+ Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (đối với trường hợp sắp xếp lại theo các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị định số 97/2022/NĐ-CP)
+ Tại thời điểm ban hành quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể doanh nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định mở thủ tục phá sản của Thẩm phán (đối với trường hợp sắp xếp lại theo khoản 4 và 5 Điều 1 Nghị định số 97/2022/NĐ-CP).
Bước 4:
- Dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, tính toán chế độ và dự toán kinh phí giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư, bao gồm:
+ Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi;
+ Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
+ Chế độ đối với người lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Chế độ đối với người lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động.
Bước 5:
- Tổng hợp phương án sử dụng lao động.
Về mẫu Phương án sử dụng lao động được quy định tại Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định 97/2022/NĐ-CP
Tải Mẫu Phương án sử dụng lao động mới nhất hiện nay. Tải về
Bước 6:
- Phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoặc Hội nghị người lao động để lấy ý kiến về phương án sử dụng lao động.
Bước 7:
- Hoàn thiện phương án sử dụng lao động trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Bước 8:
- Sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, doanh nghiệp xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, rà soát danh sách và chế độ của từng người lao động;
- Công khai phương án sử dụng lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt;
- Trường hợp có sự thay đổi so với phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt, doanh nghiệp tính toán lại và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?