Quy trình tổ chức chữa cháy ra sao? NLĐ có phải tham gia huấn luyện PCCC tại công ty hay không?
Quy trình tổ chức chữa cháy ra sao?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 thì quy trình tổ chức chữa cháy được thực hiện như sau:
- Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.
- Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.
- Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.
- Ủy ban nhân dân các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.
Như vậy, quy trình tổ chức chữa cháy được thực hiện như trên.
Quy trình tổ chức chữa cháy ra sao? NLĐ có phải tham gia huấn luyện PCCC tại công ty hay không?
Người lao động có bắt buộc tham gia huấn luyện PCCC tại công ty hay không?
Tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Theo quy định trên, các người lao động trong công ty thuộc các trường hợp sau sẽ phải tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:
- Là người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001;
- Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
- Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp công ty là các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Như vậy, trong công ty không bắt buộc người lao động tham gia huấn luyện PCCC mà chỉ áp dụng đối với các đối tượng thuộc trường hợp nêu trên.
NLĐ trong đội PCCC tại công ty tham gia tập huấn PCCC có được nhận tiền bồi dưỡng không?
Tại Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH có nội dung liên quan như sau:
Trợ cấp, tiền bồi dưỡng đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
Mỗi ngày tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, thành viên đội dân phòng được trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng, thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành được hưởng tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả.
Ngày lương tối thiểu vùng được xác định bằng mức lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở doanh nghiệp trên địa bàn vùng I do Chính phủ quy định tại thời điểm thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy chia cho 26 ngày.
Như vậy đối với người lao động trong đội PCCC tại công ty khi tham gia thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC sẽ được hưởng tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày tính theo lương tối thiểu vùng.
Ngày lương tối thiểu vùng được xác định bằng mức lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở công ty trên địa bàn vùng 1 chia cho 26 ngày.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?