Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo hiện nay ra sao?

Cho tôi hỏi quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo hiện nay ra sao? Thẩm quyền quyết định luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc về ai? Cau hỏi của ang Giang (Bình Thuận).

Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Quy trình luân chuyển
1. Bước 1: Đề xuất chủ trương:
Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
2. Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển:
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.
3. Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:
a) Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
b) Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
4. Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển:
a) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
b) Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.
5. Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:
a) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;
b) Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.

Như vậy, hiện nay quy trình luân chuyển công chức được thực hiện theo trình tự nêu trên. Cụ thể, quy trình này gồm có 5 bước như sau:

- Bước 1: Đề xuất chủ trương

- Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển

- Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển

- Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển

- Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển.

Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo hiện nay ra sao?

Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)

Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ luân chuyển công chức như sau:

Hồ sơ công chức luân chuyển
Hồ sơ công chức luân chuyển thực hiện như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm quy định tại Điều 48 của Nghị định này.

Dẫn chiếu tới Điều 48 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì hồ sơ gồm có:

Hồ sơ bổ nhiệm
Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:
1. Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu cơ quan phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định);
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm;
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất;
5. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;
6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
9. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
10. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

Như vậy, hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo sẽ bao gồm các tài liệu, giấy tờ thuộc nội dung nêu trên.

Thẩm quyền quyết định luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc về ai?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức như sau:

Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển
1. Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
...

Như vậy, thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.

Công chức lãnh đạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người được bầu làm Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ không giữ chức vụ gì trước đó được không?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải tự kiểm điểm về quá trình công tác khi hết thời gian luân chuyển không?
Lao động tiền lương
05 tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật của công chức lãnh đạo là gì?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo luân chuyển có được bố trí nhà ở công vụ không?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng của công chức lãnh đạo quản lý ra sao?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo không có đơn từ chức thì có được bố trí vị trí công tác khác không?
Lao động tiền lương
Tuổi bổ nhiệm đối với CCVC của đơn vị thuộc Bộ GDĐT được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn như thế nào?
Lao động tiền lương
Thêm trường hợp xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, đó là trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Kinh nghiệm thực tiễn, thời gian công tác đối với công chức lãnh đạo quản lý như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức lãnh đạo
364 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức lãnh đạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức lãnh đạo

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về tuyển dụng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào