Quy tắc ứng xử của người nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp là gì?

Theo quy định hiện hành quy tắc ứng xử của người nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp là gì?

Quy tắc ứng xử của người nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp là gì?

Căn cứ quy định Điều 5 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 quy định về quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp như sau:

Theo đó, quy tắc ứng xử của nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp được quy định như sau:

- Có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

- Lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội.

- Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; tích cực khai thác các phương pháp sáng tạo, thể nghiệm mới, phù hợp với giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ.

- Tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới, tiếp nhận có chọn lọc các khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật của quốc tế góp phần xây dựng, phát triển nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đồng thời phát huy và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

- Có ý thức quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích, an ninh, chủ quyền quốc gia, tuân thủ pháp luật nước sở tại khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài.

- Giữ gìn danh hiệu, hình ảnh; chọn lựa sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung hoạt động nghệ thuật.

- Đấu tranh chống lại cái xấu, những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn trong đời sống xã hội; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; có nhận thức, quan điểm đúng trước những biểu hiện lệch lạc, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ ; không sáng tác, lưu hành, phổ biến, biểu diễn những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.

Quy tắc ứng xử của người nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp là gì?

Quy tắc ứng xử của người nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp là gì? (Hình từ Internet)

Khi nào thì nghệ sĩ được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 89/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định:

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”
Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” được xét tặng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình, ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;
3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên;
4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và sau đó đạt một trong các tiêu chí sau:
a) Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Có ít nhất 03 giải Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, thiếu giải thưởng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cụ thể sau:
- Nghệ sĩ là người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi, có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật;
- Nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương và đất nước;
- Nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế.

Theo đó, nghệ sĩ được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân khi đáp ứng điều kiện sau:

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

- Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình, ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

- Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên;

- Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và sau đó đạt một trong các tiêu chí sau:

+ Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân).

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định.

+ Có ít nhất 03 giải Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân).

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định.

+ Có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, thiếu giải thưởng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 89/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP nhưng được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cụ thể sau:

- Nghệ sĩ là người cao tuổi theo quy định, có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật;

- Nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương và đất nước;

- Nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế.

Xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định:

Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
1. Không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước khác để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
2. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
3. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai.

Theo đó, xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân theo nguyên tắc sau:

- Không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước khác để đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

- Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

- Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai.

Quy tắc ứng xử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy tắc ứng xử của người nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp là gì?
Lao động tiền lương
Quy tắc ứng xử khi nghệ sĩ tham gia các hoạt động xã hội khác là gì?
Lao động tiền lương
Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh là gì?
Lao động tiền lương
Quy tắc ứng xử của viên chức là gì? Đánh giá viên chức có dựa trên việc thực hiện quy tắc ứng xử không?
Lao động tiền lương
Viên chức thuộc Bộ Xây dựng có phải giải trình khi hướng dẫn công dân thực hiện công việc bị quá thời hạn cho phép không?
Lao động tiền lương
Công chức thuộc Bộ Xây dựng tiếp xúc trực tiếp với công dân trong quá trình thực thi công vụ thì phải đảm bảo ứng xử như thế nào?
Lao động tiền lương
Cán bộ thuộc Bộ Xây dựng có được sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa qua kiểm chứng?
Lao động tiền lương
Người lao động thuộc Bộ Xây dựng có được từ chối thực hiện nhiệm vụ được giao?
Lao động tiền lương
Công chức viên chức đang làm việc tại Bộ Công thương phải lưu ý tác phong, thái độ ra sao?
Lao động tiền lương
Công chức viên chức đang làm tại Bộ Công thương phải chú ý những gì khi giao tiếp trên mạng xã hội?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quy tắc ứng xử
2 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy tắc ứng xử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy tắc ứng xử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào