Quy định mới về độ tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra sao?
Quy định mới về độ tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra sao?
Trước 1/1/2025 thì pháp luật không quy định độ tuổi để bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014).
Căn cứ theo Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có từ đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án, trong đó có từ đủ 10 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải có từ đủ 05 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân;
c) Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 94 của Luật này, đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bảo đảm quy trình theo quy định thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
b) Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không quá 02 người.
Theo đó từ 1/1/2025 quy định mới về độ tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải từ đủ 45 tuổi trở lên.
Quy định mới về độ tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra sao? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ theo Điều 97 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, đề nghị đưa vào chương trình kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được bổ nhiệm lần đầu là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 100 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Nhiệm kỳ của Thẩm phán
1. Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Thẩm phán Tòa án nhân dân được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
4. Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân được tính là nhiệm kỳ đầu.
Theo đó, nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
Lưu ý:
- Thẩm phán Tòa án nhân dân được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
- Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân được tính là nhiệm kỳ đầu.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?