Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Cơ quan nào có quyền quản lý quỹ bảo hiểm xã hội?

Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Cơ quan nào có quyền quản lý quỹ bảo hiểm xã hội?

Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
7. Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

Theo đó, quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Cơ quan nào có quyền quản lý quỹ bảo hiểm xã hội?

Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Cơ quan nào có quyền quản lý quỹ bảo hiểm xã hội?

Cơ quan nào có quyền quản lý quỹ bảo hiểm xã hội?

Căn cứ tại Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
5. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.
6. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.
7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
9. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ những nguồn nào?

Căn cứ Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này.
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
4. Hỗ trợ của Nhà nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Theo đó, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Người sử dụng lao động đóng.

- Người lao động đóng.

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

- Hỗ trợ của Nhà nước.

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

Quỹ bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm gửi báo cáo về tình hình sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Cơ quan nào có quyền quản lý quỹ bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ những nguồn nào?
Lao động tiền lương
Quỹ bảo hiểm xã hội gồm các quỹ thành phần nào? Được sử dụng để làm gì?
Lao động tiền lương
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng vào các công việc gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quỹ bảo hiểm xã hội
205 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào