Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí cho việc điều tra lại tai nạn lao động có đúng không?
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí cho việc điều tra lại tai nạn lao động có đúng không?
- Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
- Người sử dụng lao động có bắt buộc phải thanh toán chi phí phục vụ cho việc điều tra lại tai nạn lao động hay không?
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí cho việc điều tra lại tai nạn lao động có đúng không?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí và thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí chi cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành bao gồm:
a) Công tác phí cho những người tham gia đoàn điều tra;
b) Chi phí thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định;
c) In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không quá 60 ngày, trừ trường hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại có thỏa thuận khác.
Theo đó, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ chi trả mức hỗ trợ cho công tác điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 100% cho các khoản sau đây:
- Công tác phí cho những người tham gia đoàn điều tra;
- Chi phí thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định;
- In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí cho việc điều tra lại tai nạn lao động có đúng không? (Hình từ Internet)
Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Căn cứ vào đề nghị của cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Y tế xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có sự tham gia của đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để tạm ứng tối đa 80% kinh phí điều tra.
4. Sau khi tiến hành điều tra lại, cơ quan quản lý nhà nước, có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra quy định tại khoản 2 Điều này gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 30 Nghị định này về cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo trình tự quy định trên.
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải thanh toán chi phí phục vụ cho việc điều tra lại tai nạn lao động hay không?
Căn cứ khoản 9 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
...
5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Theo đó người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động, kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động trừ trường hợp tai nạn lao động được điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy người sử dụng lao động chỉ bắt buộc phải thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động, điều tra lại tai nạn lao động không thuộc yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?