Quận Đông Anh thuộc tỉnh nào? Mức lương tối thiểu vùng của tỉnh này là bao nhiêu?
Quận Đông Anh thuộc tỉnh nào?
Theo Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2023 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Cụ thể, huyện Đông Anh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 185.08km2, quy mô dân số đạt hơn 400.000 người, có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; nơi tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sắt chạy qua là các tuyến nối trung tâm thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt địa bàn huyện cách sân bay quốc tế Nội Bài 13km - cửa ngõ thông thương với quốc tế đã tạo cho Đông Anh nhiều lợi thể phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội.
Theo đó Thành phố Hà Nội đang triển khai lập Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 để trình Chính phủ phê duyệt, đảm bảo phù hợp việc thành lập quận Đông Anh và các phường.
Xem thông tin tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/quyet-nghi-chu-truong-thanh-lap-quan-dong-anh-ha-noi-119230706121230486.htm
Do đó, hiện nay Đông Anh là một huyện thuộc Thành phố Hà Nội.
Quận Đông Anh thuộc tỉnh nào? Mức lương tối thiểu vùng của tỉnh này là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng của Thành phố Hà Nội là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể hiểu mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về mức lương tối thiểu vùng tại Thành phố Hà Nội như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng 2 | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng 3 | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng 4 | 3.250.000 | 15.600 |
Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tại Hà Nội như sau:
Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh | Vùng | Lương tối thiểu tháng (đồng/tháng) | Lương tối thiểu giờ (đồng/giờ) |
- Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân. - Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ - Thị xã Sơn Tây | I | 4.680.000 | 22.500 |
- Các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức | II | 4.160.000 | 20.000 |
Mức xử phạt hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.
Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?