Phương pháp đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Phương pháp đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 41 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Thời gian và phương pháp đào tạo thường xuyên
1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng người học.
2. Thời gian đào tạo thực hiện theo niên chế đối với các chương trình quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 của Luật này có thể dài hơn thời gian quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Phương pháp đào tạo thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học, kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin, truyền thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
Theo đó, phương pháp đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học, kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin, truyền thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
Phương pháp đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Việc tổ chức và quản lý đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 43 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Tổ chức và quản lý đào tạo thường xuyên
1. Việc tổ chức và quản lý đào tạo thường xuyên được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề được tổ chức đào tạo đối với các chương trình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng được tổ chức đào tạo đối với chương trình quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 của Luật này khi đã bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đào tạo chính quy và được cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo có thẩm quyền cho phép.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể về đào tạo thường xuyên.
Theo đó, việc tổ chức và quản lý đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Cụ thể như sau:
- Chương trình đào tạo được thực hiện theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở nhưng phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng theo quy định đối với từng chương trình đào tạo.
- Người học tích lũy đủ số mô-đun hoặc tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo thì được công nhận hoàn thành chương trình; những mô-đun, tín chỉ đã tích lũy được công nhận và không phải học lại khi học các chương trình đào tạo khác.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ và việc liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
Đào tạo thường xuyên được thực hiện với những chương trình nào?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Chương trình đào tạo thường xuyên
1. Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:
a) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
c) Chương trình chuyển giao công nghệ;
d) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
đ) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.
2. Chương trình đào tạo thường xuyên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề đã học, nâng cao khả năng lao động, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề thực hiện các chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo cho mình;
b) Chương trình đào tạo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 34 của Luật này.
Theo đó, đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:
- Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
- Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
- Chương trình chuyển giao công nghệ;
- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
- Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động có con nhỏ hay không?
- Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân Dân quân tự vệ là gì?
- Viên chức nghỉ hưu có được nhận trợ cấp thôi việc không?