Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung gì?
Khi nào mới được thực hiện chuẩn bị nguồn lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về chuẩn bị nguồn lao động, cụ thể như sau:
Chuẩn bị nguồn lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
...
Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam chỉ được thực hiện chuẩn bị nguồn lao động sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Chuẩn bị nguồn lao động
...
4. Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như sau:
a) Tổ chức sơ tuyển người lao động;
b) Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như sau:
- Tổ chức sơ tuyển người lao động.
- Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phương án chuẩn bị nguồn lao động, cụ thể như sau:
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:
1. Văn bản chuẩn bị nguồn lao động theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao văn bản đề nghị của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực gồm những nội dung sau:
a) Số lượng lao động mà doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị, ngành nghề, giới tính người lao động;
b) Yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ của người lao động;
c) Thông tin cơ bản về việc làm ở nước ngoài (nơi làm việc, mức lương, thời hạn hợp đồng lao động);
d) Thời gian dự kiến tuyển chọn.
3. Tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam là một trong hai loại giấy tờ sau:
a) 01 bản sao giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp đối với trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm;
b) 01 bản sao một trong các giấy tờ sau đối với trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động: văn bản chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; thông báo hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; giấy tờ khác cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài theo quy định pháp luật của nước sở tại.
4. Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều này); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
b) Phương thức chuẩn bị nguồn:
b1) Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;
b2) Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
b3) Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
5. Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động là văn bản thể hiện nội dung doanh nghiệp ưu tiên tuyển chọn đối với mỗi người lao động đã tham gia chuẩn bị nguồn khi thực hiện hợp đồng cung ứng lao động.
Theo đó, phương án chuẩn bị nguồn lao động gồm các nội dung sau đây:
- Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động.
- Phương thức chuẩn bị nguồn:
+ Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển.
+ Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
+ Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?