Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi nào?

Khi nào Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình? Công chứng viên có nghĩa vụ gì?

Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi nào?

Căn cứ tại Điều 35 Luật Công chứng 2014 quy định:

Đăng ký hành nghề
1. Tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình tại Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
Văn phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi thực hiện đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.
Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc khi bổ sung công chứng viên.
2. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên.
3. Khi công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên. Công chứng viên không được ký văn bản công chứng kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động tại tổ chức hành nghề công chứng.

Theo đó, Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc khi bổ sung công chứng viên.

Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi nào?

Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi nào?

Nghĩa vụ của công chứng viên hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Công chứng 2014 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, nghĩa vụ của công chứng viên được quy định như sau:

- Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

- Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;

- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;

- Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;

- Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

- Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;

- Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Thành lập Phòng công chứng theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 18 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định:

Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
1. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật này.
2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, nguyên tắc thành lập Phòng công chứng là Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

Phòng công chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi nào?
Lao động tiền lương
Thông tin liên hệ Phòng Công chứng số 4 thành phố Hồ Chí Minh? Trưởng phòng công chứng do ai bổ nhiệm?
Lao động tiền lương
Địa chỉ Phòng công chứng số 4 Hà Nội ở đâu? Công chứng viên tại Phòng công chứng số 4 Hà Nội có quyền chứng thực những gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phòng công chứng
162 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng công chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng công chứng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp danh sách văn bản quy định về Công chứng cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào