Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non là mẫu nào?

Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non là mẫu nào? Câu hỏi của chị V.O (Hà Giang)

Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non là mẫu nào?

Các đơn vị và giáo viên có thể tham khảo ví dụ về Phiếu Phó hiệu trưởng tự đánh giá (hay còn gọi là Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non) được ghi nhận tại Biểu mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 5568/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Phó hiệu trưởng

Tải Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non: Tại đây

Xem thêm:

>>> Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?

>>> Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên các cấp như thế nào?

>>> Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non là mẫu nào?

>>> Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?

>>> Ngày bế giảng là ngày nào? Thời gian nghỉ hè của giáo viên kéo dài bao lâu?

Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non là mẫu nào?

Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non là mẫu nào?

Hướng dẫn viết Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non như thế nào?

Về cách viết Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non, có thể tham khảo hướng dẫn tại Biểu mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 5568/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

(1)

- Tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí;

- Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non theo quy định;

- Mức khá: Có phẩm chất, năng lực đổi mới, sáng tạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non;

- Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới quản trị cơ sở giáo dục mầm non và phát triển giáo dục địa phương.

(2)

- Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí chí 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15 đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí chí 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15 đạt từ mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn hiệu trưởng: có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

Để được lựa chọn là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán thì phải có bao nhiêu năm làm Phó hiệu trưởng trường mầm non?

Tại Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán
1. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán
a) Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non;
b) Là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non được người có thẩm quyền đánh giá đạt mức khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng;
c) Được cơ quan quản lý cấp trên lựa chọn phù hợp với yêu cầu hỗ trợ, tư vấn về tổ chức và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non ở địa phương;
d) Có nguyện vọng trở thành cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán.
2. Quy trình lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán
a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán theo thẩm quyền, báo cáo sở giáo dục và đào tạo;
b) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán theo thẩm quyền, tổng hợp danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán trên địa bàn, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán
a) Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non;
b) Hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng;
c) Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc biên soạn tài liệu, học liệu; tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn;
d) Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong quá trình tham gia, thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng Internet.

Theo đó, để được lựa chọn là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán thì phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm Phó hiệu trưởng trường mầm non.

Phó hiệu trưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Để được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường tiểu học cần đáp ứng những điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở có nhiệm kỳ trong bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phó hiệu trưởng
3,477 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phó hiệu trưởng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phó hiệu trưởng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào