Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm những gì?
Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề
1. Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm: tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về lĩnh vực kiến trúc và liên quan; viết sách, bài trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành kiến trúc, viết chuyên đề tham luận hội nghị, hội thảo về kiến trúc; tham gia khóa học tập, nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực kiến trúc; tham gia giảng dạy đại học, sau đại học và các khóa tập huấn chuyên môn về lĩnh vực kiến trúc; nghiên cứu, sáng chế khoa học trong lĩnh vực kiến trúc được công nhận; đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia.
2. Tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục, bao gồm: tổ chức các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về kiến trúc và liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục có trách nhiệm:
a) Thông báo và đăng tải thông tin về chương trình, nội dung, thời gian tổ chức hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xác nhận việc tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của các cá nhân bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, làm cơ sở để cá nhân lập hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Trường hợp tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài, người tham gia cần có văn bản, chứng chỉ hoặc tài liệu chứng minh về việc đã tham gia hoạt động đó, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam.
4. Kiến trúc sư hành nghề phải đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục hằng năm thông qua hình thức tích lũy tối thiểu là 04 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục. Các kiến trúc sư hành nghề trên 60 tuổi phải đạt tối thiểu là 02 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục một năm. Cá nhân đạt vượt mức yêu cầu thì được chuyển kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục sang năm kế tiếp. Cá nhân chưa đạt mức yêu cầu thì phải hoàn thành phần kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục còn thiếu trong năm kế tiếp.
5. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành bảng phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết đối với các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
Theo đó, phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm:
- Tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn;
- Chương trình khảo sát, tham quan học tập về lĩnh vực kiến trúc và liên quan;
- Viết sách, bài trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành kiến trúc, viết chuyên đề tham luận hội nghị, hội thảo về kiến trúc;
- Tham gia khóa học tập, nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực kiến trúc;
- Tham gia giảng dạy đại học, sau đại học và các khóa tập huấn chuyên môn về lĩnh vực kiến trúc;
- Nghiên cứu, sáng chế khoa học trong lĩnh vực kiến trúc được công nhận;
- Đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia.
Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm những gì?
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Kiến trúc 2019 có nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc bao gồm:
- Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
- Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
- Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.
- Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.
Nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Kiến trúc 2019 có nêu rõ nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc gồm:
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin về kiến trúc;
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc;
- Thực hiện các hoạt động kiến trúc;
- Thừa nhận lẫn nhau về hành nghề kiến trúc.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?