Phạm nhân tham gia lao động sản xuất thì có được trả tiền công hay không?
Việc tổ chức cho phạm nhân tham gia lao động sản xuất phải căn cứ vào điều kiện gì?
Căn cứ Điều 33 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về tổ chức lao động cho phạm nhân, cụ thể như sau:
Tổ chức lao động cho phạm nhân
1. Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
2. Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
c) Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
3. Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt căn cứ vào:
- Độ tuổi, sức khỏe, giới tính của phạm nhân.
- Mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân.
- Điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam.
- Khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân.
Phạm nhân tham gia lao động sản xuất thì có được trả tiền công hay không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân tham gia lao động sản xuất thì có được trả tiền công hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về sử dụng kết quả lao động của phạm nhân, cụ thể như sau:
Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân
1. Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng như sau:
a) Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
b) Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;
c) Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;
d) Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù;
đ) Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
...
Theo đó phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất thì được chi trả một phần công lao động.
Tiền công phạm nhân được nhận khi tham gia lao động sản xuất thì được sử dụng như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 182/2019/TT-BQP quy định về phạm nhân nhận và sử dụng tiền, đồ lưu ký, cụ thể như sau:
Phạm nhân nhận và sử dụng tiền, đồ lưu ký
1. Người đến thăm gặp gửi tiền mặt cho phạm nhân thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm nhận và cùng người gửi tiền cho phạm nhân ký nhận vào phiếu gửi tiền lưu ký và “Sổ theo dõi thăm gặp phạm nhân”. Thân nhân phạm nhân gửi tiền cho phạm nhân qua đường Bưu chính thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ cử cán bộ đến Bưu điện nhận tiền, sau đó bàn giao cho Tài chính đơn vị quản lý. Cán bộ phụ trách lưu ký vào sổ theo dõi, đồng thời thông báo cho phạm nhân biết và ghi số tiền này vào “Sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin” để phạm nhân ký, nhận.
2. Phạm nhân thường xuyên vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ bị giam riêng, phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, trong thời gian chưa được công nhận cải tạo tiến bộ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể hạn chế việc mua hàng hóa tại căng tin.
3. Tiền thưởng, tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, tăng năng suất lao động, tiền công lao động theo quy định tại Điều 34 Luật Thi hành án hình sự được chuyển vào lưu ký để phạm nhân sử dụng theo quy định, gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
4. Tiền mua lương thực, thực phẩm ăn thêm của mỗi phạm nhân trong một tháng phải theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự. Tiền mua các loại hàng hóa thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt không tính vào số lượng tiền mua lương thực, thực phẩm ăn thêm của phạm nhân.
5. Phạm nhân có tiền, đồ vật gửi lưu ký khi chuyển đến cơ sở giam giữ khác, cán bộ có trách nhiệm phải thực hiện việc chuyển giao số tiền, đồ vật này cho nơi tiếp nhận phạm nhân. Việc giao nhận phải lập biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và phạm nhân.
6. Trường hợp phạm nhân chết, phải ghi rõ vào biên bản phạm nhân chết số tiền lưu ký còn lại chưa sử dụng, đồ vật gửi lưu ký và những tài sản cá nhân khác để bàn giao cho thân nhân họ hoặc đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo đó số tiền công lao động của phạm nhân được chuyển vào lưu ký để phạm nhân sử dụng theo quy định, gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?