Phải ngừng hoạt động của cổng trục để đảm bảo an toàn lao động trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi phải ngừng hoạt động của cổng trục để đảm bảo an toàn lao động trong trường hợp nào? Câu hỏi từ anh L.V.T (Bình Phước).

Cổng trục là gì?

Căn cứ tiểu mục 1.3.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Quy định chung
...
1.3. Giải thích từ ngữ
...
1.3.2. Cổng trục
Là loại máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và di chuyển tải trọng trong không gian, tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác có dầm cầu tựa trên ray bằng các chân cổng.
...

Theo đó, cổng trục là loại máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và di chuyển tải trọng trong không gian, tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác có dầm cầu tựa trên ray bằng các chân cổng.

Phải ngừng hoạt động của cổng trục để đảm bảo an toàn lao động trong trường hợp nào?

Phải ngừng hoạt động của cổng trục để đảm bảo an toàn lao động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Phải ngừng hoạt động của cổng trục để đảm bảo an toàn lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ tiểu mục 3.5.4.11 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Quy định quản lý
...
3.5. Quản lý sử dụng an toàn cầu trục, cổng trục.
...
3.5.4. Những yêu cầu an toàn khi sử dụng cầu trục, cổng trục.
3.5.4.1. Chỉ sử dụng cầu trục, cổng trục có tình trạng kỹ thuật tốt và chưa hết hạn kiểm định kỹ thuật an toàn. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện cầu trục, cổng trục không đảm bảo an toàn, đơn vị sử dụng có thể đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
3.5.4.2. Chỉ được phép sử dụng cầu trục, cổng trục theo đúng tính năng, công dụng và đặc tính kỹ thuật của thiết bị do nhà sản xuất quy định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng của cầu trục, cổng trục.
3.5.4.3. Chỉ được phép chuyển tải bằng cầu trục, cổng trục qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động.
3.5.4.4. Trong quá trình sử dụng cầu trục, cổng trục, không cho phép:
- Người lên, xuống cầu trục, cổng trục khi nó đang hoạt động;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép;
- Nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác;
- Kéo lê tải;
- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng/hạ tải.
3.5.4.5. Cấm người trên hành lang của cầu trục, cổng trục khi chúng đang hoạt động. Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa trên cầu trục, cổng trục khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo làm việc an toàn (phòng ngừa rơi ngã, điện giật,...).
3.5.4.6. Tổ chức, cá nhân sử dụng Cầu trục, cổng trục phải đưa ra các quy định về cách trao đổi tín hiệu giữa người buộc móc tải với người điều khiển cầu trục, cổng trục. Tín hiệu sử dụng phải được quy định cụ thể và không thể lẫn được với các tín hiệu khác ở xung quanh.
3.5.4.7. Khi nâng, chuyển tải ở gần các công trình, thiết bị, phải đảm bảo an toàn cho các công trình, thiết bị... và những người ở gần chúng.
3.5.4.8. Các cầu trục, cổng trục làm việc ngoài trời, không cho phép treo pa nô, áp phích, khẩu hiệu hoặc che chắn làm tăng diện tích cản gió của chúng.
3.5.4.9. Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định và những nơi đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt. Chỉ được phép tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
3.5.4.10. Trước khi hạ tải xuống hào, hố, giếng... phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng, thì mới được phép nâng, hạ tải.
3.5.4.11. Phải ngừng hoạt động của cầu trục, cổng trục khi:
- Phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại;
- Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
- Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
- Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác;
...

Theo đó, để đảm bảo an toàn cần phải ngừng hoạt động của cổng trục khi:

- Phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại;

- Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;

- Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;

- Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác.

Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cổng trục được thực hiện ra sao?

Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục, cổng trục:
...
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục, cổng trục:
4.2.1. Cầu trục, cổng trục trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và được gắn tem kiểm định theo quy định.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cổng trục phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với cầu trục, cổng trục:
4.2.2.1. Chu kỳ kiểm định là 03 năm một lần đối với các cầu trục, cổng trục làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.
4.2.2.2. Chu kỳ kiểm định là 01 năm một lần đối với các cầu trục, cổng trục đã sử dụng trên 12 năm.
4.2.2.3. Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn nếu nhà chế tạo hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.
4.2.2.4. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của cầu trục, cổng trục trong quá trình sử dụng.

Theo đó, cổng trục trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và được gắn tem kiểm định theo quy định.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn cổng trục phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

An toàn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty có phải hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn lao động không?
Lao động tiền lương
Công ty không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động có phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Lao động tiền lương
Công ty có nghĩa vụ cử người giám sát thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Để đảm bảo an toàn lao động trong tuyển khoáng, khi nào cần phải ngừng máy đập khẩn cấp?
Lao động tiền lương
Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải làm gì để cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thế nào về an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Để bảo đảm an toàn lao động khi cấp dỡ tải đối với toa xe trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện những hành vi gì?
Lao động tiền lương
Những yêu cầu an toàn khi sử dụng máy vận thăng theo Quy chuẩn kỹ thuật?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn lao động
759 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào