Phải làm gì khi bị mất tờ rời bảo hiểm xã hội?

Mất tờ rời bảo hiểm xã hội khiến người lao động không thể chốt sổ BHXH, không làm được thủ tục nhận BHXH một lần và nhiều chế độ khác, vậy người lao động khi không may làm mất tờ rời bảo hiểm xã hội cần phải làm thế nào? Câu hỏi của chị Thanh Thư đến từ Ninh Bình.

Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì?

Tờ rời bảo hiểm xã hội (BHXH) gắn liền với sổ bảo hiểm xã hội, ghi quá trình đóng BHXH của người tham gia quá trình nhận hưởng các chế độ BHXH. Căn cứ Công văn 1949/BHXH-CST năm 2011, tờ rời BHXH gồm tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Trong đó:

Tờ rời hàng năm: được cấp sau mỗi năm người lao động đóng BHXH; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tờ rời hàng năm là cơ sở để xác nhận quá trình tham gia BHXH; BHTN đã được đơn vị người lao động nộp đủ tiền tính đến 31/12 của năm tài chính.

Tờ rời chốt sổ: được cấp khi người tham gia ngừng đóng để bảo lưu thời gian đóng BHXH; BHTN di chuyển ngoài địa bàn Tỉnh và để giải quyết các chế độ BHXH; BHTN.

Sổ bảo hiểm xã hội bao gồm Bìa sổ và các trang tờ rời, được cấp đối với từng người tham gia bảo hiểm xã hội , để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Như vậy, có thể thấy tờ rời bảo hiểm xã hội là giấy tờ quan trọng trong việc xác định đầy đủ quá trình tham gia đóng BHXH của người lao động. Do đó, nếu thiếu tờ rời này người lao động sẽ không đủ điều kiện cần thiết để hưởng một số chế độ như BHXH 1 lần hoặc trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Phải là gì khi bị mất tờ rời bảo hiểm xã hội?

Phải là gì khi bị mất tờ rời bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)

Mất tờ rời bảo hiểm xã hội phải làm thế nào?

Pháp luật quy định sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bìa sổ và tờ rời) là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị hưởng BHXH một lần và nhiều hồ sơ hưởng chế độ BHXH khác hay khi chốt sổ BHXH. Trường hợp mất tờ rời bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội.

Tại khoản 2 Điều 27 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì trước khi người tham gia nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin cấp lại tờ rời sổ BHXH họ phải chuẩn bị trước các loại giấy tờ sau:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Căn cước công dân/CMTND bản sao chứng thực

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 31 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 33, khoản 34 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về nơi nộp hồ sơ thì sau khi người tham gia chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để xin cấp lại tờ rời sổ BHXH thì người tham gia có thể nộp tại các nơi sau:

– Trong trường hợp người tham gia đang làm việc cho một doanh nghiệp, tổ chức thì có thể nộp cho doanh nghiệp, tổ chức nơi đang làm việc hoặc có thể nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH

– Trong trường hợp người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc là đã được giải quyết chế độ hưởng lương hưu, chế độ trợ cấp BHXH thì nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

Cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội mất bao lâu?

Tại khoản 2 Điều 29 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định:

- Thời gian giải quyết không quá: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội.

- Có thể kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục lên 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.

Quy định về hình thức sau khi cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015, tờ rời BHXH được ghi theo phương thức sau:

– Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại một đơn vị: In quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị đó.

– Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại nhiều đơn vị: in quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở những đơn vị đó.

– Trường hợp người tham gia cấp lại toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện: in toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa hưởng, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hưởng.

– Trường hợp người đang tham gia cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.

– Trường hợp người tham gia đang bảo lưu cấp lại, điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.

– Trường hợp người tham gia đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần cấp lại sổ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.

– Ở góc trên, bên phải tờ rời, cùng hàng với dòng chữ “Ngày, tháng, năm sinh”, in thêm dòng chữ “Tờ … cấp lần …”.

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có bắt buộc tích hợp bảo hiểm xã hội vào VNeID không?
Lao động tiền lương
Tháng 6/2024, doanh nghiệp trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN như thế nào?
Lao động tiền lương
Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội có bao gồm sổ bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để làm gì?
Lao động tiền lương
Mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu chi tiết nhất như thế nào?
Lao động tiền lương
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi nào?
Lao động tiền lương
Công bố thống kê doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHYT tại Tp.HCM năm 2023?
Lao động tiền lương
Công ty làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội để trục lợi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Nhân viên part time có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
27,124 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào