Paralympic là gì? Thông tin về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024? Thủ tục xác định mức độ khuyết tật cho người lao động thế nào?

Paralympic có nghĩa là gì? Trình tự thủ tục xác định mức độ khuyết tật cho người lao động thế nào? Thông tin về Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm nay?

Paralympic là gì? Thông tin về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024?

Thế vận hội dành cho người khuyết tật, hay còn gọi là Paralympic, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng dành cho các vận động viên khuyết tật thể chất. Các vận động viên tham gia có thể bao gồm những người bị thiểu năng, khuyết chi, mù lòa, và bại não.

Paralympic bắt đầu từ năm 1948 tại Anh, do bác sĩ Ludwig Guttmann tổ chức cho các cựu chiến binh bị liệt thi đấu thể thao để phục hồi chức năng.

Paralympic được tổ chức hai lần mỗi chu kỳ bốn năm, bao gồm: Paralympic mùa hè diễn ra ngay sau Thế vận hội Olympic Mùa hè và Paralympic mùa đông diễn ra ngay sau Thế vận hội Olympic Mùa đông.

Paralympic không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn là một phong trào nhằm thúc đẩy sự hòa nhập và tôn trọng đối với người khuyết tật trên toàn thế giới.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Paris 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến 9/9 tại thủ đô Paris, Pháp trong 12 ngày với khoảng 4.400 vận động viên sẽ thi đấu ở 22 môn tại 18 địa điểm khác nhau.

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 28/8 tại Quảng trường Concorde, đánh dấu lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài sân vận động. Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào ngày 9/9 tại cùng địa điểm.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

>> Mức thưởng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 dành cho vận động viên ra sao?

Paralympic là gì? Thông tin về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024? Thủ tục xác định mức độ khuyết tật cho người lao động thế nào?

Paralympic là gì? Thông tin về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024? Thủ tục xác định mức độ khuyết tật cho người lao động thế nào? (Hình từ Internet)

Có được sử dụng lao động khuyết tật nặng làm thêm giờ không?

Theo Điều 160 Bộ Luật lao động 2019 quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

Theo đó không được sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

Trình tự thủ tục xác định mức độ khuyết tật cho người lao động thế nào?

Theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-LĐTBXH 2024 quy định trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy xác nhận khuyết tật như sau:

Bước 1: Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

- Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.

- Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

- Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 và theo các mẫu số 02 hoặc mẫu số 03 của Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế.

Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Bước 3: Lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 05 ban hành kèm Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

- Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

- Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010 thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội).

Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010 gồm: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác),

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.

Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cưỡi ngựa Paralympics 2024 chung kết diễn ra khi nào? VĐV Việt Nam đạt huy chương bạc tại Paralympics 2024 được thưởng 140 triệu có đúng không?
Lao động tiền lương
Huy chương đồng cử tạ Paralympics 2024: VĐV Việt Nam được thưởng cao nhất bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Lịch thi đấu cử tạ Paralympics 2024? Các VĐV Việt Nam thi đấu vào ngày nào?
Lao động tiền lương
Lịch thi đấu quần vợt xe lăn Paralympic Paris 2024 của các vận động viên Việt Nam?
Lao động tiền lương
Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 diễn ra trong bao nhiêu ngày? VĐV Việt Nam hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù ra sao?
Lao động tiền lương
Cử tạ Paralympics 2024 là gì? VĐV Việt Nam đạt huy chương đồng được thưởng 85 triệu có đúng không?
Lao động tiền lương
Cử tạ Paralympics 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? VĐV Việt Nam đạt huy chương được thưởng 220 triệu đúng không?
Lao động tiền lương
Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 thi đấu khi nào? VĐV Việt Nam được hưởng bao nhiêu tiền chế độ bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Quần vợt xe lăn Paralympics 2024 Việt Nam có tham gia không? VĐV đạt huy chương được thưởng cao nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 thể lệ thi đấu ra sao? VĐV Việt Nam đạt huy chương nhận tiền thưởng cao nhất là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024
3,907 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
NGƯỜI KHUYẾT TẬT: Tổng hợp các văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào