Mức thưởng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 dành cho vận động viên ra sao?
- Mức thưởng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 dành cho vận động viên ra sao?
- Tiền ăn hằng ngày của một vận động viên thể thao thành tích cao đang tập huấn là bao nhiêu?
- Nguồn kinh phí thực hiện chi trả tiền ăn hằng ngày của vận động viên thể thao thành tích cao được lấy từ đâu?
- Vận động viên thể thao thành tích cao có quyền và nghĩa vụ gì?
Mức thưởng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 dành cho vận động viên ra sao?
Thế vận hội dành cho người khuyết tật, hay còn gọi là Paralympic, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng dành cho các vận động viên khuyết tật thể chất.
Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, mức tiền thưởng đối với vận động viên giành được huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) như sau:
- Đối với Paralympic:
+ Huy chương vàng: 220 triệu đồng.
+ Huy chương bạc: 140 triệu đồng.
+ Huy chương đồng: 85 triệu đồng.
+ Vận động viên phá kỷ lục Paralympic được thưởng thêm 85 triệu đồng.
- Đối với Paralympic trẻ:
+ Huy chương vàng: 45 triệu đồng.
+ Huy chương bạc: 30 triệu đồng.
+ Huy chương đồng: 20 triệu đồng.
+ Vận động viên phá kỷ lục Paralympic trẻ được thưởng thêm 20 triệu đồng.
Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Paris 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến 9/9 tại thủ đô Paris, Pháp trong 12 ngày với khoảng 4.400 vận động viên sẽ thi đấu ở 22 môn tại 18 địa điểm khác nhau.
Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 28/8 tại Quảng trường Concorde, đánh dấu lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài sân vận động. Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào ngày 9/9 tại cùng địa điểm.
Mức thưởng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 dành cho vận động viên ra sao? (Hình từ Internet)
Tiền ăn hằng ngày của một vận động viên thể thao thành tích cao đang tập huấn là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC, tiền ăn hằng ngày của một vận động viên thể thao thành tích cao đang tập huấn được quy định như sau:
- Đối với vận động viên tập huấn ở trong nước: Là số ngày huấn luyện viên, vận động viên có mặt thực tế tập trung tập huấn theo quyết định của cấp có thẩm quyền; mức tiền ăn hằng ngày cụ thể như sau:
STT | Đội tuyển | Mức ăn hàng ngày (Đồng/người/ngày) |
1 | Đội tuyển quốc gia | 320.000 |
2 | Đội tuyển trẻ quốc gia | 320.000 |
3 | Đội tuyển cấp tỉnh, ngành | 240.000 |
4 | Đội tuyển trẻ cấp tỉnh, ngành | 200.000 |
- Đối với vận động viên tập huấn ở nước ngoài: Chế độ bữa ăn hằng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Nguồn kinh phí thực hiện chi trả tiền ăn hằng ngày của vận động viên thể thao thành tích cao được lấy từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận động viên thuộc đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển cấp ngành, đội tuyển trẻ cấp ngành, tham dự Paralympic Games;
b) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận động viên thuộc các đội tuyển cấp tỉnh, đội tuyển trẻ cấp tỉnh.
2. Nhà nước khuyến khích các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia, các đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên và các tổ chức liên quan khai thác các nguồn thu hợp pháp khác để bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao.
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện chi trả tiền ăn hằng ngày của vận động viên thể thao thành tích cao được quy định như sau:
- Ngân sách trung ương: đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ ăn đối với các vận động viên thuộc đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển cấp ngành, đội tuyển trẻ cấp ngành, tham dự Paralympic Games;
- Ngân sách địa phương: đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ ăn đối với các vận động viên thuộc các đội tuyển cấp tỉnh, đội tuyển trẻ cấp tỉnh.
Ngoài ra, khuyến khích các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia, các đơn vị quản lý vận động viên và các tổ chức liên quan khai thác các nguồn thu hợp pháp khác để bổ sung thêm chế độ ăn cho vận động viên thể thao.
Vận động viên thể thao thành tích cao có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 32 Luật Thể dục, thể thao 2006 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao 2018) vận động viên thể thao thành tích cao có quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
- Vận động viên thể thao thành tích cao có những quyền gồm:
+ Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;
+ Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao;
+ Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương, tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao;
+ Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao;
+ Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn;
+ Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác;
+ Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể thao;
+ Vận động viên đội tuyển quốc gia, vận động viên đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên, thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.
- Vận động viên thể thao thành tích cao có những nghĩa vụ gồm:
+ Nỗ lực tập luyện, thi đấu giành thành tích cao;
+ Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
+ Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao;
+ Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
- Tiếp tục có đợt tăng lương hưu mới có vượt hơn 15% mức tăng lương hưu vừa qua không?