Nội dung hội nghị người lao động bao gồm những gì theo quy định mới nhất?
Nội dung của hội nghị người lao động bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung hội nghị người lao động như sau:
Hội nghị người lao động
...
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Đối chiếu với quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung hội nghị người lao động bao gồm:
- Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngoài nội dung quy định trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
+ Điều kiện làm việc;
+ Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
+ Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Khi nào không phải tổ chức hội nghị người lao động?
Căn cứ khoản 4 Điều 114 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
...
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này. Người sử dụng lao động là cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại Chương V Nghị định này.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Nội dung của hội nghị người lao động bao gồm những gì theo quy định mới nhất?
Ai có trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hội nghị người lao động hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
Diễn tiến của hội nghị người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 có quy định như sau:
TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
3. Tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
...
3.2. Diễn tiến hội nghị
- Chào cờ (khuyến khích).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bầu chủ trì hội nghị; chủ trì lên điều hành hội nghị.
- Đại diện NSDLĐ và đại diện công đoàn trình bày các báo cáo theo phân công.
- Đại biểu thảo luận, chất vấn tại hội nghị.
- Mời lãnh đạo phát biểu (nếu có).
- Chủ trì hội nghị tiếp thu ý kiến góp ý và trả lời kiến nghị thuộc trách nhiệm; kết luận thông qua các báo cáo, nội quy, quy chế nội bộ và TƯLĐTT (nếu có).
- Ký kết TƯLĐTT (nếu có).
- Bầu hoặc công bố thành viên tham gia đối thoại bên NLĐ (nếu có).
- Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước (nếu có).
- Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua (nếu có).
- Biểu quyết thông qua Nghị quyết hoặc những nội dung chính của Biên bản hội nghị (viết chung là Nghị quyết).
- Bế mạc hội nghị.
Lưu ý: Nếu tổ chức hội nghị bằng hình thức trực tuyến thì công đoàn đề xuất với NSDLĐ quy định rõ trong quy chế tổ chức hội nghị một số nội dung sau: 1) địa chỉ đăng nhập, có xác thực OTP, theo tên đăng nhập và mật khẩu được đơn vị cấp trong thời gian diễn ra hội nghị; 2) cách thức biểu quyết, thảo luận; 3) hình thức bỏ phiếu trực tuyến (bỏ phiếu điện tử hoặc bỏ phiếu từ xa), mẫu phiếu có gắn QR code, thời gian, thời lượng bỏ phiếu, phiếu hợp lệ, không hợp lệ, xác nhận kết quả bỏ phiếu; 4) bảo đảm đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, đường truyền, công tác bảo mật; 5) hướng dẫn, tập duyệt trước cho đại biểu tham dự hội nghị các nội dung trên.
Như vậy, diễn tiến của hội nghị người lao động được quy định như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?