NLĐ làm việc theo hợp đồng 111 tại đơn vị sự nghiệp được nhận lương theo bảng lương công chức, viên chức không?
NLĐ làm việc theo hợp đồng 111 được nhận lương theo bảng lương công chức, viên chức không?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động 111 là cách gọi tắt đối với những người lao động đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không thuộc biên chế của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đó.
Theo đó, điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
...
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
...
Dựa theo quy định trên, người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức:
- Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động
- Áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động 111 tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được quyền thỏa thuận áp dụng hình thức tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức.
Tuy nhiên,việc áp dụng hình thức tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phải phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người lao động làm việc.
Trường hợp người lao động theo hợp đồng 111 được nhận lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) cũng được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương cũng được thực hiện như công chức, viên chức.
NLĐ làm việc theo hợp đồng 111 tại đơn vị sự nghiệp được nhận lương theo bảng lương công chức, viên chức không?
NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động 111 tại đơn vị sự nghiệp làm những công việc gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định Nghị định 111/2022/NĐ-CP, người lao động theo hợp đồng 111 tại đơn vị sự nghiệp là người làm các công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:
- Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP;
- Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động theo hợp đồng 111 tại đơn vị sự nghiệp sẽ làm các công việc hỗ trợ, phục vụ kể trên.
Áp dụng bảng lương nào nếu NLĐ hợp đồng 111 nhận lương theo bảng lương công chức, viên chức?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định:
Các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
1. Các bảng lương:
a) Quy định 7 bảng lương sau:
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân
...
Chiếu theo quy định trên, NLĐ hợp đồng 111 nhận lương theo bảng lương công chức, viên chức sẽ được áp dụng theo Bảng 4.
>>> Xem chi tiết Bảng 4: Tại đây
Ngoài ra, theo điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, người lao động hợp đồng 111 nhận lương theo bảng lương công chức, viên nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Chính thức quy định mức tăng lương hưu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Lương hưu chính thức không điều chỉnh tăng trong 06 tháng cuối năm 2025 cho người lao động đúng không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?