Những vấn đề Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định là gì?
Những vấn đề Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định những vấn đề Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định như sau:
- Những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách mà pháp luật chưa quy định cụ thể; những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội của đất nước và hoạt động chung của Kiểm toán Nhà nước; những vấn đề quan trọng khác;
- Định kỳ ít nhất mỗi tháng 01 lần, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo với Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả những công việc được phân công phụ trách;
- Khi phát hiện các vấn đề chứa đúng quy định, các hành vi vi phạm quy định hiện hành thì chủ động xử lý theo quy định. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc có thể gây hậu quả lớn, khó khắc phục thì kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định xử lý;
- Những văn bản, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước gửi các cơ quan bên ngoài liên quan đến các nội dung: trả lời kiến nghị kiểm toán; tham gia ý kiến... có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước, trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước thì phải báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi ký phát hành;
- Trường hợp đi công tác ngoài kế hoạch và vắng mặt vì việc riêng từ 01 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Những vấn đề Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định là gì? (Hình từ Internet)
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
- Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là người giúp việc cho Tổng Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước, giải quyết các công việc được Tổng Kiểm toán nhà nước giao phụ trách; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Kiểm toán nhà nước về những quyết định của mình khi giải quyết các công việc được phân công phụ trách đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong giải quyết công việc. Những vấn đề Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của Kiểm toán Nhà nước, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác thuộc phạm vi được phân công;
- Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước trong phạm vi được phân công; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước tương ứng với nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán nhà nước phân công phụ trách;
- Thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động kiểm toán thuộc thẩm quyền được giao phụ trách. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sai phạm của đơn vị, đoàn kiểm toán được phân công chỉ đạo;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Kiểm toán nhà nước phân công.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được thay mặt Tổng Kiếm toán chỉ đạo công tác trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định:
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Theo đó một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?