Quy phạm pháp luật là gì? Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải làm nhiệm vụ gì?

Quy phạm pháp luật có nghĩa là gì? Những nhiệm vụ mà chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải làm là gì?

Quy phạm pháp luật là gì?

Theo Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.
3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.

Theo đó quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Quy phạm pháp luật là gì? Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải làm nhiệm vụ gì?

Quy phạm pháp luật là gì? Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải làm nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải làm nhiệm vụ gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Xây dựng văn bản

Tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL, đề án, chương trình và các văn bản khác về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL.

Tại cấp tỉnh:

Chủ trì hoặc tham gia xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong lĩnh vực kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

Hướng dẫn

- Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL.

- Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL theo quy định.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL theo quy định.

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL theo quy định; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý

Tham gia thẩm định văn bản

Tham gia thẩm định, góp ý văn bản được phân công.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ


Về kiểm tra văn bản QPPL

- Chủ trì hoặc tham gia kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn; theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức họp kiểm tra văn bản QPPL có dấu hiệu trái pháp luật; tham mưu, xây dựng dự thảo kết luận kiểm tra văn bản đối với văn bản trái pháp luật.

- Chủ trì tổ chức việc theo dõi, xây dựng công văn đôn đốc việc xử lý văn bản trái pháp luật.

- Chủ trì tổ chức lập hồ sơ kiểm tra văn bản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.

-Chủ trì tổ chức xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra văn bản đối với từng văn bản hoặc từng nhóm văn bản cụ thể.

- Lập hồ sơ kiểm tra văn bản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

Về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

- Tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL theo quy định.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc phạm vi trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản của Bộ Tư pháp (hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) theo quy định.

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố (hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố) định kỳ hằng năm theo quy định.

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản QPPL để chấm dứt hiệu lực các văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền (cấp trên) ban hành, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành (hoặc do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành) không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện định kỳ hệ thống hóa văn bản QPPL theo quy định.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức rà soát các văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn khi được giao.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản QPPL khi được giao.

- Chủ trì hoặc tham gia tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Bộ Tư pháp (hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Chủ trì hoặc tham gia cho ý kiến đối với kết quả rà soát văn bản QPPL theo quy định.

Về hợp nhất văn bản QPPL (đối với Bộ Tư pháp)

Chủ trì hoặc tham gia kiểm tra, cho ý kiến về dự thảo kết quả hợp nhất văn bản do các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực.

Về pháp điển hệ thống QPPL (đối với Bộ Tư pháp)

- Tham mưu và tham gia tổ chức thẩm định các đề mục pháp điển.

- Chủ trì thực hiện pháp điển các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp giao cho Cục Kiểm tra văn bản QPPL chủ trì thực hiện.

- Chủ trì thực hiện kiểm tra, cho ý kiến đối với dự thảo kết quả pháp điển do các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện.

- Tổ chức quản lý, duy trì Bộ pháp điển.

- Chủ trì thực hiện pháp điển các QPPL mới ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ các QPPL hết liệu lực ra khỏi Bộ pháp điển đối với các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp.

- Chủ trì thực hiện cập nhật QPPL mới ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ các QPPL hết liệu lực ra khỏi Bộ pháp điển đối với các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền pháp điển của các bộ, ngành khác.

- Tổ chức quản lý Cổng thông tin điện tử pháp điển.

Quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

- Tham mưu quản lý danh sách cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

- Tổ chức giao văn bản QPPL cần kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa cho cộng tác viên; nhận kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của cộng tác viên.

- Tổ chức nghiệm thu kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của cộng tác viên.

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

- Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.

- Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân


Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo đơn vị giao.


Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có quyền hạn gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có các quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

4.2

Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

4.3

Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

4.5

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.

Quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy phạm pháp luật là gì? Chuyên viên chính về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải làm nhiệm vụ gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quy phạm pháp luật
340 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào