Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?

Cho tôi hỏi là theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất thì những trường hợp nào người lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài? Câu hỏi của chị Y.Q (Lai Châu).

Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo mới nhất?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.

Căn cứ theo Điều 18 Dự thảo Luật Việc làm quy định như sau:

Đối tượng vay vốn
1. Người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài gồm:
a) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được ưu tiên vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Người lao động là người dân tộc thiểu số;
b) Người lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;
c) Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình;
d) Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng;
đ) Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
e) Người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
g) Người lao động có đất thu hồi;
h) Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng.
...

Như vậy, theo Dự thảo Luật Việc làm, những đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Đồng thời, theo Dự thảo Luật Việc làm, những đối tượng sau được ưu tiên vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Người lao động là người dân tộc thiểu số;

- Người lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;

- Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình;

- Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng;

- Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

- Người lao động có đất thu hồi;

- Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng.

Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo mới nhất?

Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo mới nhất?

Điều kiện vay vốn đối với người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Dự thảo Luật Việc làm, các đối tượng người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 18 Dự thảo Luật Việc làm được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc đã được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

- Đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhu cầu vay vốn;

- Có bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật.

Vì sao cần sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm 2013?

Luật Việc làm 2013 là văn bản luật đầu tiên quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động, mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động (bao gồm cả đối tượng lao động có giao kết và không có giao kết hợp đồng lao động).

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, Luật Việc làm 2013 đã bộc lộ những khó khăn, bất cập như:

- Một số các quy định, chính sách của Luật Việc làm 2013 chưa đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với quy định của các văn bản hiện hành có liên quan như: Các quy định về đăng ký và quản lý lao động, về độ tuổi người lao động chưa phù hợp với Bộ Luật Lao động 2019; quy định, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp chưa thống nhất với Luật Bảo hiểm xã hội 2014; quy định về điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm không còn phù hợp với quy định tại Luật Quy hoạch 2017.

Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang trong quá trình sửa đổi, đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), trong đó có một số nội dung liên quan về Bảo hiểm thất nghiệp cần sửa đổi trong Luật Việc làm 2013 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

- Các quy định, chính sách của Luật Việc làm 2013 chưa kịp thời đáp ứng các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội:

Chưa có quy định chính sách trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm; thiếu các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển việc làm sáng tạo, việc làm trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số;...

Đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013 chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động; chính sách Bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến giải pháp phòng ngừa thất nghiệp; một số quy định về chế độ trợ cấp thất nghiệp, căn cứ đóng Bảo hiểm thất nghiệp không còn phù hợp với tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Thiếu các quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phát triển kỹ năng nghề, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là nhân lực trình độ cao; tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quốc gia còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu...

- Một số quy định của Luật Việc làm 2013 chưa bảm bảo phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Luật Việc làm quy định về dịch vụ việc làm bao gồm các hoạt động tại khoản 1 Điều 36, chưa bao phủ hết các hoạt động theo Công ước 88 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về dịch vụ việc làm mà Việt Nam đã tham gia. Công ước 88 của ILO nhấn mạnh dịch vụ việc làm phải được hợp thành một hệ thống quốc gia bao gồm một mạng lưới các cơ quan dịch vụ việc làm địa phương hoặc vùng. Tuy nhiên, hiện nay các trung tâm hoạt động chưa có sự phối hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu, hoạt động giữa các Trung tâm còn hạn chế và chưa thể hiện nguyên tắc thống nhất về hoạt động nghiệp vụ.

Xuất phát từ những lý do, yêu cầu nêu trên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc sửa đổi Luật Việc làm 2013 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Xem chi tiết tại: https://baochinhphu.vn/sua-doi-luat-viec-lam-huong-toi-bao-dam-viec-lam-ben-vung-cho-tat-ca-lao-dong-102240318165341203.htm.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trực tiếp giao kết thì có cần đăng ký HĐLĐ không?
Lao động tiền lương
Nội dung hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là gì?
Lao động tiền lương
Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc săn bắt thú dữ không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ bao nhiêu tiền chi phí đào tạo ngoại ngữ?
Lao động tiền lương
Mục đích sử dụng vốn vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua những hình thức nào?
Lao động tiền lương
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhận chính sách hỗ trợ gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người lao động đi làm việc ở nước ngoài
456 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động đi làm việc ở nước ngoài

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Tổng hợp 8 văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào