Những cán bộ, công chức kiểm lâm nào sắp bị mất phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Những cán bộ, công chức kiểm lâm nào sắp bị mất phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Hiện nay, cán bộ, công chức kiểm lâm được hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC như sau:
(*) Đối tượng cán bộ, công chức kiểm lâm được hưởng phụ cấp thâm niên nghề:
Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp).
(*) Mức phụ cấp
Mức % phụ cấp thâm niên nghề được tính như sau:
Cán bộ, công chức kiểm có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thống nhất bãi bỏ các phụ cấp sau:
+ Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
+ Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
+ Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì phụ cấp thâm niên nghề chỉ được giữ lại đối với ba đối tượng là: quân đội, công an, cơ yếu; các đối tượng khác trong đó có công chức kiểm lâm được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hiện hành sẽ bị bãi bỏ. Do đó, cán bộ, công chức kiểm lâm được hưởng phụ cấp thâm niên nghề sau sẽ bị bãi bỏ phụ cấp:
Cục trưởng Cục Kiểm lâm
Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm
Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm
Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp).
Những cán bộ, công chức kiểm lâm nào sắp bị mất phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tiền lương của công chức kiểm lâm sau cải cách tiền lương 2024 có gì khác biệt?
Theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cơ cấu tiền lương mới của khu vực công như sau:
- Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
- Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
- Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Theo đó, cơ cấu tiền lương của công chức kiểm lâm sau khi cải cách tiền lương gồm có 3 khoản:
- Lương cơ bản;
- Phụ cấp;
- Ngoài ra còn bổ sung thêm khoản tiền thưởng.
Như vậy, công chức kiểm lâm sẽ thực nhận lương theo công thức tạm tính sau:
Lương thực nhận = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có)
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức.
Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?