Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 398/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định, Cục Quản lý lao động ngoài nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ:
+ Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Bộ về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật;
+ Chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, đề án về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
+ Dự thảo thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
+ Các văn bản thỏa thuận, nội dung đàm phán về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế;
+ Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và cơ chế, chính sách về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Văn bản đề nghị ngân hàng nhận ký quỹ trả lại tiền ký quỹ cho doanh nghiệp dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.
- Giúp Bộ thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Giúp Bộ hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Giới thiệu, quảng bá nguồn lao động, khả năng cung ứng lao động của Việt Nam với thị trường lao động ngoài nước.
- Tham mưu, giúp Bộ nghiên cứu, định hướng, xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
- Giúp Bộ quyết định việc cấp, cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh thông tin, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết; đăng ký chuẩn bị nguồn lao động; báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; ký văn bản trả lời doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Chủ trì giúp Bộ xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch chuẩn bị nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; quản lý hoạt động giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Giúp Bộ chỉ đạo, tổ chức công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ.
- Thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu, trình Bộ hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định của pháp luật; tổng kết, đánh giá, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng mã số, tích hợp trên hệ thống cơ sở dữ liệu chung về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ.
- Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với đại diện quản lý lao động Việt Nam của Bộ làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan của Việt Nam ở nước ngoài.
- Giúp Bộ quản lý các hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ.
- Giúp Bộ trực tiếp quản lý, chỉ đạo Cơ quan điều hành Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước và phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Giúp Bộ hướng dẫn, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Quản lý công chức, người lao động; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
Người đứng đầu của Cục Quản lý lao động ngoài nước là ai?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 398/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Cục Quản lý lao động ngoài nước có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng:
a) Phòng Đài Loan, Âu, Mỹ;
b) Phòng Hàn Quốc, Tây Á, Châu Phi;
c) Phòng Nhật Bản, Đông Nam Á;
d) Phòng Pháp chế - Tổng hợp;
đ) Phòng Thanh tra;
e) Văn phòng.
Chiếu theo quy định trên, người đứng đầu của Cục Quản lý lao động ngoài nước là Cục trưởng, hỗ trợ Cục trưởng có Phó Cục trưởng (không quá 03 người).
Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 398/QĐ-BLĐTBXH năm 2024, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm thực hiện những việc sau đây:
- Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Cục;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng và văn phòng thuộc Cục;
- Quản lý, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, người lao động trong Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?