Nhiệm vụ của Lưu trữ viên trung cấp là gì?
Nhiệm vụ của Lưu trữ viên trung cấp là gì?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 07/2022/TT-BNV có quy định như sau:
Lưu trữ viên trung cấp - Mã số: V.01.02.03
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện việc nhập mục lục tài liệu, tu bổ, phục chế, bảo hiểm, sắp xếp và vận chuyển tài liệu;
b) Thực hiện thống kê tài liệu lưu trữ, vệ sinh kho, tài liệu lưu trữ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành;
b) Có kiến thức cơ bản về hoạt động lưu trữ và thực hiện đúng quy trình, thủ tục nghiệp vụ lưu trữ theo nhiệm vụ được phân công;
c) Đủ năng lực thực hiện các nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ;
d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng, các trang thiết bị khác phục vụ thực hiện nhiệm vụ.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
Theo đó, Lưu trữ viên trung cấp phải thực hiện các nhiệm vụ sau trong quá trình công tác:
- Thực hiện việc nhập mục lục tài liệu, tu bổ, phục chế, bảo hiểm, sắp xếp và vận chuyển tài liệu;
- Thực hiện thống kê tài liệu lưu trữ, vệ sinh kho, tài liệu lưu trữ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
Nhiệm vụ của Lưu trữ viên trung cấp là gì? (Hình từ Internet)
Khi được bổ nhiệm làm Lưu trữ viên trung cấp thì viên chức được áp dụng hệ số lương bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định như sau:
Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương khi hết thời gian tập sự
Sau khi hết thời gian tập sự và đạt yêu cầu thì người tập sự được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và xếp lương theo Bảng 3. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Bảng lương 3) như sau:
1. Trường hợp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp
a) Viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp, mã số V.01.02.03 có trình độ đào tạo trung cấp được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86 (Viên chức loại B);
b) Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp, mã số V.01.02.03 có trình độ đào tạo cao đẳng trở lên được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 (Viên chức loại B).
2. Trường hợp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên
a) Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo đại học được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34 (Viên chức loại A1);
b) Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo thạc sỹ được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 (Viên chức loại A1);
c) Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo tiến sĩ được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 (Viên chức loại A1).
Theo đó, trường hợp viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp thì được áp dụng hệ số lương như sau:
- Viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp, mã số V.01.02.03 có trình độ đào tạo trung cấp được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86 (Viên chức loại B);
- Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp, mã số V.01.02.03 có trình độ đào tạo cao đẳng trở lên được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 (Viên chức loại B).
Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên lưu trữ viên thực hiện thông qua hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2022/TT-BNV, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên thực hiện thông qua hình thức xét thăng hạng như sau:
Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên
1. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên thực hiện thông qua hình thức xét thăng hạng.
2. Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
a) Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Viên chức cần đáp ứng đầu đủ các điều kiện sau đây:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp tối thiểu 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?