Nhân viên ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết Giáp Thìn 2024 có được không?

Nhân viên đi làm Tết Giáp Thìn 2024 thì được trả lương bao nhiêu? Nhân viên ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết Giáp Thìn 2024 có được không? Câu hỏi của chị H.G (Bình Thuận).

Nhân viên đi làm vào Tết Giáp Thìn 2024 thì được trả lương bao nhiêu?

Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
..

Theo quy định trên, nhân viên đi làm dịp Tết Giáp Thìn 2024 thì được hưởng mức lương như sau:

- 100% : ngày làm việc bình thường

- 300% : ngày lễ Tết Nguyên đán

Như vậy, nhân viên làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

Nhân viên làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương, cụ thể được tính thêm như sau:

- 100% : ngày làm việc bình thường

- 300% : ngày lễ Tết Nguyên đán

- 30% : làm việc vào ban đêm

- 60% : 20% x tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày lễ (300%).

Nhân viên ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết Giáp Thìn 2024 có được không?

Nhân viên ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết Giáp Thìn 2024 có được không? (Hình từ Internet)

Nhân viên ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết Giáp Thìn 2024 có được không?

Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Hiện tại, pháp luật cũng không quy định mức thưởng Tết cụ thể nên việc thưởng hay không thưởng, thưởng nhiều hay thưởng ít sẽ do doanh nghiệp chủ động trên nguồn tài chính của mình.

Khoản tiền thưởng tết sẽ không bắt buộc phải thưởng cho nhân viên mà tùy vào tình hình thực tế và thỏa thuận của doanh nghiệp với người lao động. Trường hợp doanh nghiệp có tiền lệ thưởng tết thì mức thưởng Tết Giáp Thìn 2024 sẽ không phụ thuộc vào mức lương mà phụ thuộc vào doanh thu cả năm rồi sẽ xem xét tăng hay giảm mức tiền thưởng tết.

Do đó, nếu kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nguồn tài chính hạn hẹp thì việc doanh nghiệp giảm mức thưởng tết Giáp Thìn 2024 so với năm trước cũng không bị coi là vi phạm.

Đồng thời, tại Điều 99 Bộ luật Lao động có quy định như sau:

Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo quy định trên, có 03 trường hợp người lao động được ngừng việc, gồm:

- Do lỗi của người sử dụng lao động.

- Do lỗi của người lao động.

- Do sự cố về điện, nước (không do lỗi của người sử dụng) hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,…

Trong đó, nếu ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó sẽ không được tính lương. Như vậy, nếu tự ý ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết Giáp Thìn 2024, người lao động sẽ không được tính lương.

Thậm chí, người lao động tự ý ngừng việc còn bị coi là tự ý bỏ việc và có thể bị xử lý kỷ luật sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 và điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, việc nhân viên ngừng việc để phản đối giảm thưởng Tết Giáp Thìn 2024 là không đúng quy định. Đây chỉ là cách nhằm gây sức ép buộc công ty thực hiện mức thưởng Tết cũ nhưng sẽ không được pháp luật công nhận.

Công ty thưởng cho nhân viên bằng hiện vật có được hay không?

Tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo quy định cũ trước đây tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012 (có hiệu từ ngày 01/5/2013 đến ngày 01/01/2021) có quy định như sau:

Tiền thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định "Thưởng" thay vì "Tiền thưởng" như Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, khái niệm thưởng cho người lao động cũng được mở rộng ra, có thể là tiền, hoặc tài sản, hoặc bằng các hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Như vậy, công ty có thể thưởng cho nhân viên bằng hiện vật.

Thưởng tết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tổng hợp mẫu Quyết định thưởng Tết Âm lịch 2025 (Năm Ất tỵ) mới nhất dành cho doanh nghiệp? Thưởng Tết 2025 cho NLĐ căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Thưởng Tết 2025 của cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 73 2024 có đóng thuế TNCN không?
Lao động tiền lương
Mức thưởng tết chính thức 2025 của lao động hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với mức lương theo hệ số lương không?
Lao động tiền lương
Chính thức chốt thưởng Tết 2025 cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị định 73 2024 phải được thực hiện công khai tại cơ quan, đơn vị đúng không?
Lao động tiền lương
Chính thức mức thưởng Tết theo quy định nhà nước cho quân đội theo Thông tư 95, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Nghị định 73 thưởng tết cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được xác định bằng bao nhiêu % tổng quỹ tiền lương?
Lao động tiền lương
Quyết định khen thưởng tết 2025 chính thức được xây dựng cho cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 73 trong 02 trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Chốt thưởng Tết 2025 theo Nghị định 73 cho ai? Thưởng Tết có bị trừ thuế không?
Lao động tiền lương
Tiền thưởng Tết có bị trừ thuế không?
Lao động tiền lương
Cách tính thuế cho tiền thưởng Tết như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thưởng tết
316 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào