Nhận dạng các ruột dẫn của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò qua những cách nào?
Nhận dạng các ruột dẫn của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò qua những cách nào?
Căn cứ tại Điều 10 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Quy định về nhãn
10.1. Nội dung ghi trên nhãn
Thông tin ghi trên nhân của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa và vỏ của cáp điện phòng nổ phải thể hiện các nội dung sau:
10.1.1. Tên của nhà sản xuất;
10.1.2. Mã hiệu;
10.1.3. Điện áp, V;
10.1.4. Số lõi, tiết diện;
10.1.3. Chiều dài, m;
10.1.4. Tiêu chuẩn cáp được áp dụng;
10.1.5. Năm sản xuất.
10.2. Nhận dạng các ruột dẫn của cáp
10.2.1. Màu sắc và trình tự màu của lõi dây cách điện là:
a) Màu sắc ưu tiên đối với lõi cách điện của cáp 1 lõi và cáp 2 lõi là màu đỏ và màu trắng;
b) Màu sắc ưu tiên đối với lõi dây cách điện của cáp 3 lõi là đỏ, trắng và xanh nhạt;
c) Lõi tiếp đất phải có màu đen;
d) Lõi dây điều khiển phải dễ nhận biết.
10.2.2. Nhận biết lõi dây cách điện theo các cách sau:
a) Màu cao su cách điện khác nhau;
b) Các sọc màu khác màu in trên bề mặt cách điện;
c) Nhúng sợi màu vào sợi con của lớp dệt;
d) Chữ số Ả Rập được in trên bề mặt của lớp cách điện hoặc lớp màn chắn.
Theo đó, nhận dạng các ruột dẫn của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò qua những cách sau:
- Màu sắc và trình tự màu của lõi dây cách điện là:
+ Màu sắc ưu tiên đối với lõi cách điện của cáp 1 lõi và cáp 2 lõi là màu đỏ và màu trắng;
+ Màu sắc ưu tiên đối với lõi dây cách điện của cáp 3 lõi là đỏ, trắng và xanh nhạt;
+ Lõi tiếp đất phải có màu đen;
+ Lõi dây điều khiển phải dễ nhận biết.
- Nhận biết lõi dây cách điện theo các cách sau:
+ Màu cao su cách điện khác nhau;
+ Các sọc màu khác màu in trên bề mặt cách điện;
+ Nhúng sợi màu vào sợi con của lớp dệt;
+ Chữ số Ả Rập được in trên bề mặt của lớp cách điện hoặc lớp màn chắn.
Nhận dạng các ruột dẫn của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò qua những cách nào?
Tính chống cháy của cáp điện phòng nổ phải tuân thủ điều gì?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu chung của cáp điện phòng nổ
...
6.13. Cáp điện phòng nổ hoàn thiện
6.13.1. Đường kính ngoài của cáp đã hoàn thiện phải nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp được chỉ định trong tài liệu của từng loại cáp.
6.13.2. Khả năng chống va đập cơ học, cáp có tiết diện danh định từ 16mm2 trở lên phải đáp ứng yêu cầu về va đập cơ học, số lần tác động được quy định như sau:
6.13.2.1. Tiết diện danh định của lõi nguồn (16 đến 35) mm2: 2 lần.
6.13.2.2. Tiết diện danh định của lõi nguồn (50 đến 150) mm2: 3 lần.
6.13.2.3. Kết quả thử nghiệm va đập của cáp, rơle phát hiện rò điện không được tác động.
6.13.3. Phải có khả năng chống uốn với thử nghiệm 9000 lần mà không bị ngắn mạch hoặc hở mạch.
6.13.4. Bán kính cong nhỏ nhất cho phép đối với:
6.13.4.1. Cáp mềm bằng 6 lần đường kính ngoài.
6.13.4.2. Cáp cứng bằng 15 lần đường kính ngoài.
6.13.5. Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau phải sử dụng các màu khác nhau để nhận dạng như sau:
6.13.5.1. Vỏ màu đỏ cho cáp có điện áp 3,6/6 kV, 6/10 kV và 8,7/10 kV;
6.13.5.2. Vỏ màu đen cho cáp có điện áp 0,66/1,14 kV, 0,38/0,66 kV và thấp hơn.
6.13.6. Tính chống cháy của cáp điện phòng nổ phải tuân thủ các yêu cầu và phép thử nghiệm của các tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009) và TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999).
Theo đó, tính chống cháy của cáp điện phòng nổ phải tuân thủ các yêu cầu và phép thử nghiệm của các tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009) và TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999).
Phân loại cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò theo QCVN 21:2023/BCT như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 QCVN 21:2023/BCT quy định về phân loại cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò như sau:
(1) Phân loại theo dạng lắp đặt
- Cáp cứng để lắp đặt cố định;
- Cáp mềm để lắp đặt cho các thiết bị di động hoặc cố định.
(2) Phân loại theo chức năng sử dụng
- Cáp thông tin để truyền dẫn các loại tín hiệu, dữ liệu và đo lường;
- Cáp điều khiển để truyền dẫn các tín hiệu điều khiển và tự động hóa;
- Cáp cho đèn ắc quy cài mũ thợ mỏ;
- Cáp chiếu sáng cấp điện cho hệ thống chiếu sáng cố định;
- Cáp động lực cấp điện cho các phụ tải.
(3) Phân loại theo số lõi
- Cáp một lõi;
- Cáp nhiều lõi.
(4) Phân loại theo vật liệu cách điện
- Cáp có cách điện bằng cao su hợp chất EPR hoặc HEPR;
- Cáp có cách điện bằng nhựa PVC;
- Cáp có cách điện bằng Poyethylen liên kết ngang XLPE.
Lưu ý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2024
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?